Giáo án Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc lớp 9 (Chân trời sáng tạo 2024)

188

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

1.2. Năng lực đặc thù

- Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

2. Phẩm chất

- Phát triển khả năng tự chủ thông qua khả năng kiểm soát bài viết dựa trên bảng kiểm.

II. KIẾN THỨC

– Kiến thức về kiểu bàiviết một truyện kể sáng tạo, mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

– Cách viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌCLIỆU

– Máy chiếu, bảng, phấn.

– SGK, SGV, biểu bảng,…

IV. TIẾN TRÌNH DẠYHỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động xác định nhiệm vụ viết

a. Mục tiêu:

- Xác định được nhiệm vụ viết.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc khung Yêu cầu cần đạt trong SGK, tên đề mục phần kĩ năng viết và trả lời câu hỏi: Dựa vào yêu cầu cần đạt và tên đề mục phần kĩ năng viết, em hãy cho biết ở bài học này, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc SGK và tìm câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: HS trả lời về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập.

2. Hoạt động giới thiệu tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết

a. Mục tiêu: Nhận biết được tình huống giao tiếp khi thực hiện bài viết.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống giao tiếp do GV đặt ra.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Trong cuộc sống, chúng ta thường kể lại một câu chuyện đã đọc/đã biết cho người khác trong bối cảnh nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: Một vài HS trả lời.

* Kết luận, nhận định: GV ghi vắn tắt câu trả lời của HS lên bảng, tổng hợp một số tình huống giao tiếp có thể có khi kể lại một câu chuyện. Từ đó, GV giới thiệu bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài

1.1. Hoạt động Khởi động

a. Mục tiêu: Kích hoạt được kiến thức nền về kiểu bài Viết một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Em đã từng kể lại một câu chuyện đã đọc cho người khác nghe? Khi kể, em giữ nguyên nội dung câu chuyện đã đọc hay là thay đổi, thay đổi bằng cách nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm hai HS cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3 nhóm HS trình bày câu trả lời trước lớp.

* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt ý kiến của HS, dựa vào tri thức nền mà HS đã có để tổ chức các hoạt động dạy học tiếp theo.

1.2. Hoạt động tìm hiểu tri thức kiểu bài

a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm, yêu cầu đối với kiểu bài viết một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc box thông tin và trả lời câu hỏi:

(1) Bài văn Viết một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện là kiểu bài gì và có những yêu cầu gì?

(2) Vẽ sơ đồ bố cục kiểu bài.

* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2 HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: 2 – 4 HS trả lời câu hỏi; các nhóm treo sơ đồ, sau đó cả lớp thảo luận.

* Kết luận, nhận định: GV kết luận vấn đề theo định hướng trong SGK.

2. Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu trong SGK.

b. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về yêu cầu bài viết Con trâu.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) HS phần tóm tắt truyện Sự tích con trâu trong SGK (phần chú giải cuối trang 115).(Lưu ý: Trước tiết học này, GV có thể giao cho HS bài tập về nhà: tìm đọc toàn văn truyện Sự tích con trâu).

(2) Đọc thầm VB Con trâu trong SGK:

– So sánh những điểm giống và khác nhau giữa truyện Sự tích con trâu và VB Con trâu.

– Đối chiếu các đoạn trong bài văn đã được đánh số và box thông tin tương ứng ở bên phải VB.

(3) Thảo luận về các câu hỏi hướng dẫn phân tích kiểu VB.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS lần lượt  thực hiện các nhiệm vụ từ (1) ➔ (2) ➔ (3).

* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 – 3 nhóm HS trình bày câu trả lời.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS nhận biết:

(1) VB Con trâu về cơ bản giống cốt truyện Sự tích con trâu nhưng có một số thay đổi.

(2) Nhấn mạnh các box thông tin ở bên phải VB thể hiện rõ yêu cầu đối với việc mô phỏng lại một truyện đã đọc.

(3) Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Tính sáng tạo của VB truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm sau:

– Có phần dẫn dắt của tác giả ở đầu VB.

– Có sự thay đổi về ngôi kể chuyện từ góc nhìn thứ ba sang ngôi thứ nhất.

– Kết hợp các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong VB. Ví dụ:

Chi tiết, sự việc trong VB gốc

Chi tiết, sự việc trong VB Con trâu

Ngọc Hoàng sai một vị thần mang hai túi hạt giống, một túi đựng hạt giống ngũ cốc, một túi đựng hạt giống cỏ, gieo xuống trần gian để giúp cho muôn loài có thức ăn

Giời sinh ra loài người và các giống vật nuôi, nhưng không muốn để chúng cứ ăn thịt lẫn nhau, bèn tạo ra ngũ cốc và cỏ. Ấy là mười hạt giống và một nắm rễ, mà Đức Ngọc Hoàng, một buổi sớm mát lành, vời một vị thần trên thiên đình đến giao cho, với những lời dặn:

– Nhà ngươi mang mười hạt giống này gieo xuống trần gian, mỗi hạt sẽ hoá thành muôn nghìn hạt nhỏ mọc mầm ở trên đất và gây thành ngũ cốc cho loài người; còn nắm rễ này thì nhà ngươi ném từng cái một xuống những khoảng đất nào mà ngũ cốc không lan tới, rễ sẽ nảy ra từng cánh đồng cỏ cho loài vật. Nhưng nên nhớ kĩ rằng phải gieo ngũ cốc trước đã, rồi mới ném cỏ xuống sau

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá