Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Ôn tập trang 121 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ôn tập lớp 9 trang 121 Tập 1
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng, phấn/viết lông, SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động trình bày phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập
a. Mục tiêu: Trình bày phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà.
b. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi Ôn tập của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS xem lại phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà, sau đó trình bày kết quả theo hình thức nhóm đôi.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS xem lại, chỉnh sửa, hoàn thiện phần chuẩn bị ở nhà, sau đó chia sẻ với bạn cùng nhóm đôi.
* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả phần chuẩn bị. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS. Sau đó, GV kết luận những kiến thức trọng tâm về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đã được học.
Câu 1:
Văn bản |
Yếu tố kì ảo |
Tác dụng |
Chuyện người con gái Nam Xương |
– Nhân vật và thế giới kì ảo: nhân vật Linh Phi, Phan Lang, ... dưới thuỷ phủ Linh Phi hoá thân vào con rùa, báo mộng cho Phan Lang và được Phan Lang cứu sống; việc cứu sống Vũ Thị, trả ơn Phan Lang của Linh Phi – Việc lập đàn giải oan, cảnh Trương Sinh và Vũ Nương gặp gỡ trong cách biệt |
Thể hiện niềm cảm thương số phận những người phụ nữ, thể hiện niềm mong ước: người tốt sẽ được thần nhân phù trợ |
Truyện lạ nhà thuyền chài |
– Nhân vật và thế giới kì ảo: nhân vật Ngoạ Vân, cha mẹ Ngoạ Vân, "gã bán kinh"; cuộc gặp gỡ kì lạ ở không gian biển khơi, đảo ấp; yếu tố "thiên cơ" và những luật lệ khác trần gian – Hành động kì ảo: Việc gã bán kinh đưa cha mẹ Thúc Ngư về nhà, thuật rẽ nước và phép thuật chống lại sóng dữ của Ngoạ Vân |
– Thể hiện nét đặc biệt của nhân vật kì ảo (có sức mạnh siêu nhiên), đồng thời thể hiện hình ảnh, tính cách của con người – Làm rõ chủ đề: Ca ngợi sự hiếu nghĩa của người phụ nữ Việt Nam qua câu chuyện tình kì ảo giữa con người và thần linh |
Dế chọi |
Thế giới và nhân vật kì ảo: – Thầy bói chỉ cách bắt dế – Con dế kì lạ (không rõ là dế hay người) Tình tiết/biến hoá kì ảo: – Người sắp chết nhập hồn hoá dế – Dế quý (lanh lẹ, chọi giỏi), cứu người, hoá người |
– Góp phần tô đậm tình cảnh cùng quẫn của dân chúng vì nạn dâng dế quý – Góp phần thể hiện số phận thăng trầm, "lên voi, xuống chó" của nhân vật là vì dế, nhờ dế |
Câu 2: Có thể giải thích bằng một số lí do:
– Thế giới truyền kì vốn là thế giới khác biệt với thế giới thực bởi tính kì ảo;
– Sức hấp dẫn của truyện truyền kì là ở trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo yếu tố kì ảo;
– Yếu tố kì ảo giúp tác giả thực hiện được lối nói “ngụ ngôn”, mượn chuyện xảy ra trong thế giới kì ảo để ám chỉ về thế giới thực mà tránh được những điều rắc rối, phiền phức.
Câu 3:
Cách đọc |
Truyện không sử dụng yếu tố kì ảo |
Truyện sử dụng yếu tố kì ảo |
Giống nhau |
Tìm hiểu bối cảnh, bố cục, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, chủ đề,... |
|
Khác nhau |
Tìm hiểu những chi tiết, sự kiện, nhân vật có thật trong đời sống |
Tìm hiểu những chi tiết, sự kiện, nhân vật kì ảo |
Câu 4:
– GV cho HS đọc lại mục Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu, chỉ ra sự khác biệt qua định nghĩa và cách sử dụng dấu câu (phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép; phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ "rằng", "là",... và không được đặt trong ngoặc kép).
– HS tự lấy ví dụ và chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách trích dẫn trong các ví dụ này.
Câu 5, câu 6, câu 7: HS trả lời dựa trên tri thức nền và trải nghiệm cá nhân.
2. Hoạt động thảo luận về câu hỏi lớn của chủ điểm
a. Mục tiêu:
– Củng cố được kiến thức đã học về Đọc, tiếng Việt, Viết, Nói và nghe trong bài học.
– HS trình bày thêm ý kiến về câu hỏi lớn đầu bài học, qua đó hiểu thêm về chủ điểm Truyện truyền kì.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS các câu hỏi trong SGK.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 HS thảo luận về các câu hỏi trong SGK:
1. Những câu chuyện kì lạ về con người trong thế giới kì ảo có thể mang lại cho ta những bài học gì?
3. Bài học ứng xử em rút ra được sau khi học chủ điểm này là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS phác thảo câu trả lời, sau đó trao đổi với bạn cùng nhóm.
* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tổng kết câu trả lời của HS. GV khơi gợi để HS tiếp tục suy nghĩ về câu hỏi lớn sau khi kết thúc bài học.
Trước khi ôn tập, GV cần hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong phần Ôn tập. Trong lớp học, GV nên dành 1 tiết để HS chia sẻ kết quả làm bài.
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Ôn tập trang 121 Tập 1.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc