Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được thể loại của văn bản Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người.
- Xác định và phân tích được suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phận bi kịch của những nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Xác định và phân tích được những tình cảm xót thương của tác giả đối với những nhân vật trong tác phẩm.
- Xác định và phân tích được nội dung bao quát và giá trị nghệ thuật của văn bản Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Câu hỏi 1. Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
+ Câu hỏi 2. Ở bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Đăng Na và tác phẩm Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Đăng Na là một nhà nghiên cứu tên tuổi và có nhiều đóng góp đáng kể. - Ông đã cho xuất bản bộ sách Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, gồm ba tập: Truyện ngắn (1997), Tiểu thuyết chương hồi (2000), Kí (2001), với độ dày tổng cộng lên đến 2.400 trang. 2. Tác phẩm - Thể loại: Nghị luận - Xuất bản năm 2007 - Bố cục: 5 phần + Phần 1: Từ đầu đến “miếu vợ chàng Trương”: Giới thiệu vấn đề đang bàn luận. + Phần 2: Từ “cuộc đời Vũ Nương” đến “hàm hồ và mù quáng”: Nhận xét phẩm chất và cuộc đời của Vũ Nương. + Phần 3: Từ “là người cùng làng” đến “nói với người đời”: Bình phẩm tính cách của Trương Sinh để lí giải cái chết của Vũ Nương và phân tích chi tiết cái bóng. + Phần 4: Từ “là nhà văn nhân đạo” đến “bi kịch gia đình”: Chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm. + Phần 5: Còn lại: Kết lại vấn đề, nêu những giá trị mà tác phẩm để lại cho người đọc. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được thể loại của văn bản Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người.
- Xác định và phân tích được suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phận bi kịch của những nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Xác định và phân tích được những tình cảm xót thương của tác giả đối với những nhân vật trong tác phẩm.
- Xác định và phân tích được nội dung bao quát và giá trị nghệ thuật của văn bản Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: - GV yêu cầu HS thảo luận: Câu hỏi 1:Chỉ ra những lí lẽ dẫn chứng làm sáng tỏ số phận của các nhân vật được tác giả nhắc đến trong tác phẩm. Câu hỏi 2: Trình bày nét độc đáo được tác giả thể hiện trong văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. GV chốt lại kiến thức. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Số phận của nhân vật * Nhân vật Vũ Nương: - Người phụ nữ làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của một kiếp đàn bà: Làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ. + Lí lẽ: Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: Làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ. => Bằng chứng: Nêu ra những việc làm của Vũ Nương khi chồng vắng nhà và mong ước gặp chồng của nàng. + Lí lẽ: Hai người thân thương nhất, gần gũi nhất lại là kẻ gây ra oan trái cho đời nàng. => Bằng chứng: Đứa trẻ thì ngây thơ… Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng. - Nhưng, oái oăm thay cho cuộc đời: Ngày sum họp cùng chồng, cũng là ngày nàng phải vĩnh viễn lìa xa tổ ấm. Bi kịch của Vũ Nương gắn với chi tiết “chiếc bóng” trên vách – chi tiết mang tính thắt nút – mở nút. + Tác giả phân tích chi tiết chiếc bóng bằng cách vừa ví chiếc bóng với tình cảm vợ chồng khăng khít để tô đậm sự ân hận, xót xa của Trương sinh trước cái chết của vợ; vừa từ hình ảnh chiếc bóng để nêu lên lỗi lầm của cả vợ và chồng. + Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định chi tiết chiếc bóng là một nét độc đáo riêng mà không thể tìm được trong bất kì truyện truyền kì Việt Nam, Trung Hoa… |
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 89
Giáo án Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 94
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 101
Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc