Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách
Đề bài: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách - Mẫu 1
Em hoàn toàn đồng ý với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người. Chi tiết này là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh nhân vật Vũ Nương và đẩy bi kịch của tác phẩm lên đến đỉnh điểm. Cái bóng là biểu tượng cho sự oan khuất của Vũ Nương khi nàng là người phụ nữ đức hạnh, nết na, thủy chung, nhưng lại phải chịu oan khuất mà không có cơ hội giải thích. Cái bóng cũng là biểu tượng cho số phận bấp bênh, mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phân tích của tác giả về chi tiết này rất logic, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao. Tác giả đã sử dụng nhiều dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của mình đồng thời cũng nói lên sự tài tình của Nguyễn Dữ.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách - Mẫu 2
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Du là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa . Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào…. “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách - Mẫu 3
Trong bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người, tác giả đã phân tích chi tiết chiếc bóng trên vách. Đây là một chi tiết quan trọng mang tính thắt nút – mở nút cho cả câu chuyện, khi nó vừa là nguyên nhân gây ra mối hiểu nhầm và cái chết oan uổng của Vũ Nương, cũng là thứ hóa giải nỗi oan đó. Bên cạnh việc chỉ ra tác dụng của chi tiết cái bóng, tác giả phân tích, so sánh cái bóng với hình ảnh “Vợ chồng yêu nhau quyến luyến không rời như hình với bóng”. Điều này giúp người đọc nhìn nhận chi tiết ấy theo một góc độ khác. Cái bóng không chỉ dẫn đến bi kịch, mà nó còn đại diện cho tình cảm vợ chồng gắn bó sắt son dù cả hai đang phải chia xa. Tình cảm ấy càng sâu đậm, quấn quýt thì bi kịch của nàng Vũ Nương lại càng đau đớn hơn. Tác giả đã bình luận về chi tiết trên với điểm nhìn vô cùng rộng và mang tính nhân văn sâu sắc. Vì vậy người đọc hoàn toàn đồng tình với quan điểm tác giả đặt ra.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách - Mẫu 4
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa. Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Đoạn văn nêu quan điểm về những phân tích của tác giả về chi tiết chiếc bóng trên vách - Mẫu 5
Em hoàn toàn đồng ý với nhận định của tác giả về chi tiết "chiếc bóng" trong truyện ngắn "Người con gái Nam Xương". Chi tiết này đã góp phần tạo nên một kết thúc đầy bất ngờ và đau đớn cho câu chuyện, đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự oan khuất của Vũ Nương. Chiếc bóng xuất hiện ở cuối truyện như một lời giải thích cho tất cả những nghi ngờ, hiểu lầm của Trương Sinh. Nó là bằng chứng cho thấy Vũ Nương vẫn luôn chung thủy, son sắt chịu bao nhiêu khổ đau, tủi nhục. Tuy nhiên, chi tiết này cũng mang đến một nỗi buồn sâu sắc cho người đọc. Nó khiến ta cảm thấy xót xa cho số phận bất hạnh của Vũ Nương, khi cô phải chịu đựng sự nghi ngờ vô cớ từ chính người chồng mình yêu thương. Đồng thời, nó cũng là lời cảnh tỉnh cho chúng ta về tầm quan trọng của việc thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau trong cuộc sống hôn nhân.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
“Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)