Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 8 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 8

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Luyện tập về từ đa nghĩa

- Viết bài văn tả người

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

CÂY CỔ THỤ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Trong khu rừng nọ có bốn cây cổ thụ rất to, cành lá xum xuê, chim muông, cầm thú bốn phương, tám hướng đều muốn nghỉ ngơi ở đó. Chúng tụ tập dưới bóng cây mát mẻ, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị mà chúng thu thập được từ khắp nơi trên trái đất. Cây cổ thụ nghe nhiều chuyện thích lắm, nó cũng muốn đi khắp nơi trên thế giới để tham quan nên nhờ loài chim đưa đi. Nhưng cây cổ thụ không có cánh, làm sao có thể bay được, thế là nó bị từ chối. Cây cổ thụ nhờ loài thú đưa đi. Nhưng cây không có chân, làm sao đi được, nên thú cũng từ chối nó.

Tuy vậy, cây cổ thụ không hề nản lòng. Nó cố gắng hút chất dinh dưỡng từ lòng đất, hít thở khí trời trong lành và uống nước mưa tươi mát. Nó ra thật nhiều quả vừa đẹp, vừa ngon. Các loài chim, các loài thú tranh nhau ăn quả, đem hạt giống cây đi khắp nơi trên Trái đất. Từ những hạt giống đó, những cây non – con cháu của cây cổ thụ - mọc lên khắp nơi, ở tận những miền xa. Cây cổ thụ cuối cùng cũng thực hiện được nguyện vọng của mình, đã cắm rễ xuống mọi nơi trên Trái đất.

   (Theo Gia đình Online)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Vì sao nhiều loài chim và muông thú muốn tụ tập ở chỗ cây cổ thụ?

A. Vì cây cổ thụ rất to, cành lá xum xuê là nơi có bóng mát để cho chúng nghỉ ngơi.

B. Vì ở đó có nhiều thức ăn ngon.

C. Vì cây cổ thụ hay kể những câu chuyện thú vị cho các loài chim.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Cây cổ thụ có những phẩm chất và đức tính gì?

A. Khôn ngoan

B. Kiên trì

C. Đoàn kết

D. Thương người

Câu 3: Vì sao cây cổ thụ muốn đi khắp nơi trên trái đất?

A. Vì cây cổ thụ nghe thấy những loài chim nói rằng xung quanh đây rất nhiều cảnh đẹp.

B. Cây cổ thụ muốn tìm một nơi có đất tốt để cắm xuống.

C. Vì lũ chim tụ tập dưới bóng cây kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị mà chúng thu thập được từ khắp nơi trên trái đất.

D. Vì cây cổ thụ rất buồn chán khi suốt ngày phải ở nguyên một chỗ.

................................

................................

................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.

a. Trăng tròn như quả bóng

Lơ lửng treo lưng trời.

(Nguyễn Ngọc Hưng)

b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm)

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Câu 2: Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

a. ấm

- Nghĩa 1: có nhiệt độ cao hơn mức trung bình một chút (thường mang lại cảm giác dễ chịu).

- Nghĩa 2: có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu, dễ chịu.

b. lạnh

- Nghĩa 1: có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình rất nhiều (thường gây cảm giác khó chịu)

- Nghĩa 2: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ người với người.

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Câu 3: Viết bài văn tả người thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý nhất.

* Gợi ý

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật): Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.

+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác).

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Xem thêm các tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12

Đánh giá

0

0 đánh giá