Trăng lên: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ

216

Với giải Câu 1 trang 17 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tập 1 chi tiết trong Bài 2: Quà tặng mùa hè giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tiếng Việt 5. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 2: Quà tặng mùa hè

Câu 1 trang 17 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Trăng lên

       Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

       Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

       Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

a. Bài văn tả cảnh gì?

b. Khi mới lên và khi lên cao, trăng được tả như thế nào?

c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.

Lời giải:

a. Bài văn tả cảnh trăng lên.

b. 

- Khi mới lên: Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. 

- Khi lên cao: Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

c. 

Khi mới lên

Trăng

Tròn, to, đỏ

Sợi mây

Mảnh dần, rồi đứt hẳn

Quãng đồng

Rộng, gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng hương thơm ngát.

Khi trăng lên cao

Trời

Trong vắt, thăm thẳm, cao

Trăng

Nhỏ lại, sáng vằng vặc

d. Tác giả sử dụng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

e. Hình ảnh so sánh: 

- Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. 

- Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây cối.

Đánh giá

0

0 đánh giá