Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1: Chiều dưới chân núi | Chân trời sáng tạo

2.7 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Chiều dưới chân núi sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1: Chiều dưới chân núi

Đọc: Chiều dưới chân núi trang 10, 11

Khởi động

Câu hỏi trang 10 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè

Lời giải:

Nghỉ hè năm ngoái, em được đi du lịch ở Đà Nẵng. Bố đã đặt vé máy bay cho cả nhà. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay. Em cảm thấy rất háo hức và sung sướng. Từ tuần trước, mẹ đã chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi. Gia đình em xuất phát từ sáng sớm, đến nơi là gần trưa. Sau khi nghỉ trưa, gia đình em đi ra bãi biển chơi. Em được chơi rất nhiều trò trong chuyến du lịch này. Thật thú vị biết bao! Gia đình mình đã có một chuyến đi thật vui vẻ.

Khám phá và luyện tập

Chiều dưới chân núi 

Bây giờ là mùa hè.

Chúng tôi đi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông đầu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...

Hai đứa trẻ khiến tôi nhớ tuổi thơ của mình đến thế. Hầu như ngày nào cũng vậy, khi mặt trời bắt đầu lặn thì tôi đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. Nhà tôi ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn bay giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm. 

Còn bây giờ, chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1: Chiều dưới chân núi | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1: Chiều dưới chân núi | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Nhi thì thào hỏi tôi:

– Đêm xuống thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?

– Đâu đó quanh đây chắc sẽ có nhà của nó. – Tôi đáp.

Và tôi kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình. Bọn trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?

Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.

Đỗ Bích Thuý

Câu 1 trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào? 

Lời giải:

- Ba mẹ con đi chơi ở trong khu rừng.

- Khung cảnh được miêu tả: 

+ Khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. 

+ Mùi nhựa thông đầu đó rất thơm. 

+ Những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...

Câu 2 trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình?

Lời giải:

Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm:

+ Hầu như ngày nào cũng vậy, khi mặt trời bắt đầu lặn thì người mẹ đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. 

+ Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Người mẹ biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm. 

Câu 3 trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì?

Lời giải:

- Ba mẹ con rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.

- Nhưng việc làm đó nói lên ba mẹ con rất yêu động vật, không muốn làm ảnh hưởng tới cánh cam.

Câu 4 trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình?

Lời giải:

Người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình vì bọn trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?

Câu 5 trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này?

Lời giải:

Ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này vì họ được ở bên nhau thật bình yên, được ngắm nhìn thế giới tươi đẹp.

Cùng sáng tạo

Câu hỏi trang 11 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con.

Về vẻ đẹp của khu rừng.

Về thế giới côn trùng.

?

 

 

 

Lời giải:

Về vẻ đẹp của khu rừng.

Về thế giới côn trùng.

Tình yêu thương của mẹ

Rừng thông xanh, với cây thông cao vút và tiếng gió thổi mát mẻ, luôn là nơi tôi tìm thấy sự bình yên và thăng hoa.

Xa xa là những chú bọ rùa đỏ với đốm đen trên lưng đang đi từng bước chậm rãi.

Chúng tôi ngồi kề bên nhau, tôi thì thầm những lời yêu thương bọn trẻ mà trước nay tôi chưa từng nói: “Mẹ yêu các con nhiều lắm”.

Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa trang 12

Câu 1 trang 12 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

        

a. Em quay đầu đỏ

Vẽ nhà em ở

Ngói mới đỏ tươi 

Trường học trên đời

Em tô đỏ thắm

 

Cây gạo đầu xóm

Hoa nở chói ngời 

A, nắng lên rồi! 

Mặt trời đỏ chót 

Lá cờ Tổ quốc

Bay giữa trời xanh...

                         Định Hải

b. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.

Minh Mẫn

c. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.

Phan Ngọc Linh

– So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn. 

– Các từ in đậm trong đoạn thơ, đoạn văn nào có thể thay thế được cho nhau? Vì sao?

Lời giải:

- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn:

a. 

+ Giống: Đều chỉ màu đỏ.

+ Khác: Sắc độ màu đỏ khác nhau.

b. + Giống: đều chỉ cảm xúc vui sướng, phấn chấn trong lòng.

c. + Giống: đều chỉ đất nước.

- Các từ in đậm trong đoạn văn b và đoạn văn c có thể thay thế được cho nhau. Vì đó là các từ đồng nghĩa hoàn toàn.

Câu 2 trang 12 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa: 

a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.

b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.

c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà. 

d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.

Lời giải:

a. xinh

b. bao la

c. khấp khểnh

d. nhỏ bé

Câu 3 trang 12 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

- trẻ thơ

- gắn bó

- yêu mến

Lời giải:

- trẻ thơ: trẻ em, thiếu nhi, trẻ con, nhi đồng,…

- gắn bó: khăng khít, thân thiết,…

- yêu mến: quý mến, yêu quý,…

Câu 4 trang 12 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn.

Lời giải:

- Trẻ em như búp trên cành.

- Các dân tộc Việt Nam có mối quan hệ thân thiết với nhau.

Viết: Bài văn tả phong cảnh trang 13, 14

Câu 1 trang 13 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Phong cảnh quê Bác

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

         Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

         Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc", chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

         Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. 

         Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh

a. Bài văn tả phong cảnh ở đâu?

b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

c. Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?

Lời giải:

a. Bài văn tả phong cảnh quê Bác.

b. 

- Mở bài: 

                              Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

                         Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

      Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

- Thân bài: Từ “Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc", chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.” Đến “Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.”

- Kết bài:

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

c. Bác tả cảnh theo trình tự không gian.

- Bên trái

- Bên phải

- Trước mặt

- Nhìn xuống

Câu 2 trang 13 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Theo Thuỵ Chương

a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?

b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?

Lời giải:

a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự thời gian.

b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng. Vì ở mỗi thời điểm, một thời gian trong ngày, biển Cửa Tùng lại thay đổi một vẻ đẹp khác nhau.

Câu 3 trang 14 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Rừng cọ quê tôi

       Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

       Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đầu. 

        Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

        Quê tôi có câu hát:

                           Dù ai đi ngược về xuôi

                           Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

                           Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Theo Nguyễn Thái Vận

a. Tìm mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.

Lời giải:

a.

- Mở bài: Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

- Thân bài:

Từ “Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.” Đến “Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.”

- Kết bài:

                                         Quê tôi có câu hát:

                                   Dù ai đi ngược về xuôi

                           Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

            Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.

- Đoạn 1: Tả đặc điểm của cây cọ.

- Đoạn 2: Vị trí, vai trò của cây cọ đối với quê hương.

Vận dụng

Câu hỏi trang 14 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ghi lại 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.

Lời giải:

Hình ảnh em thích nhất trong bài “Chiều dưới chân núi” là chiều tà, trong ánh hoàng hôn, ba mẹ con tựa vào nhau ngắm côn trùng đang tìm đường về. Vì hình ảnh này gợi cho em sự bình yên.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Chiều dưới chân núi

Bài 2: Quà tặng mùa hè

Bài 3: Tiếng gà trưa

Bài 4: Rét ngọt

Bài 5: Quà sinh nhật

Bài 6: Tiếng vườn

 
Đánh giá

0

0 đánh giá