Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý

112

Với giải Khám phá trang 24 Bài 4 GDCD 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Khách quan và công bằng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó.

BA CHIẾC BA LÔ

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

(Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, HCM, trang 103-104)

Trả lời:

- Biểu hiện của sự công bằng trong câu truyện:

+ Trước khi đi công tác, Bác Hồ đã yêu cầu các chú cận vệ: hãy chia đồ đạc ra ba chiếc ba lô để mỗi người mang một ít.

+ Đến trạm dừng chân, sau khi kiểm tra vật dụng trong 3 chiếc ba lô, Bác Hồ không đồng ý khi thấy: chiếc ba lô của Bác nhẹ nhất; đồng thời, Bác yêu cầu hai đồng chí cận vệ phải san đều đồ vật ra ba chiếc ba lô.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tình yêu thương, nhân ái và thái độ tôn trong sự công bằng của Bác Hồ.

+ Góp phần xây dựng và duy trì xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

Đánh giá

0

0 đánh giá