Giải SGK Giáo dục công dân 9 Bài 8 (Cánh diều): Tiêu dùng thông minh

146

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Mở đầu trang 45 Bài 8 GDCD 9: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Mẹ nhờ Hạnh đi mua một chai dầu gội đầu. Sau khi tìm hiểu một số cửa hàng trên phố, Hạnh thấy có 3 cửa hàng bán cùng một loại dầu gội như thế với các thông tin như sau:

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi Tình huống Mẹ nhờ Hạnh đi mua một chai dầu gội đầu

Nếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua loại dầu gội đầu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Cửa hàng A bán giá rẻ hơn (100.000 đồng/ chai dầu gội), tuy nhiên, đây là loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rất có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

- Cửa hàng B và C cùng bán chai dầu gội (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng) với giá là 150.000 đồng. Tuy nhiên, nếu mua tại của hàng C, em sẽ được khuyến mại 10%, tức là số tiền thực tế em cần bỏ ra để mua chai dầu gội này là 135.000 đồng.

=> Do đó, nếu là Hạnh, em sẽ lựa chọn mua dầu gội ở cửa hàng C.

Khám phá trang 46 GDCD 9: Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao?

Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên hành vi tiêu dùng nào phù hợp

Trả lời:

- Trường hợp 1. Hành vi tiêu dùng không phù hợp là: mua sản phẩm giá cao nhưng chất lượng không tương xứng.

- Trường hợp 2. Hành vi tiêu dùng phù hợp là:

+ Xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân.

+ Tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm trước khi mua sắm.

- Trường hợp 3.

+ Hành vi tiêu dùng không phù hợp là: mua thật nhiều sản phẩm khuyến mại (dù không phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân)

+ Hành vi tiêu dùng phù hợp là: cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài.

Khám phá trang 46 GDCD 9: Theo em, trong các trường hợp trên, ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao?

Theo em trong các trường hợp trên ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao?

Trả lời:

Chị Tâm (ở trường hợp 2) và mẹ bạn Lâm (ở trường hợp 3) là những người tiêu dùng thông minh, vì: họ đã mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân.

Khám phá trang 46 GDCD 9: Theo em, việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào?

Theo em việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào?

Trả lời:

Lợi ích của tiêu dùng thông minh: giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng; tiết kiệm được tiền bạc và thời gian; đáp ứng được nhu cầu; thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Khám phá trang 47 GDCD 9: Theo em, để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần phải làm gì? Vì sao?

Theo em để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm người tiêu dùng cần phải

Trả lời:

Để trở thành người tiêu dùngthông minh, chúng ta có thể thực hiện một số cách sau:

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình: mua những đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống phù hợp với nhu cầu của bản thân như thức ăn, nước uống, đồ dùng học tập cần thiết, đi lại,…

Tìm hiểu thông tin về sản phẩm: thông qua trang thông tin điện tử của nhà sản xuất, được in trên bao bì sản phẩm hoặc quét mã vạch để truy xuất nguồn gốc hay qua các hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, cần xem xét kĩ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn, kênh khác nhau để chọn lọc thông tin chính xác nhất.

Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả: chỉ sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tìm hiểu quyền lợi của người tiêu dùng để bảo vệ mình trong những trường hợp cần thiết.

Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp: thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. Trước khi thanh toán, cần kiểm tra kĩ nội dung đơn hàng, giá tiền. Khi mua hàng trực tuyến, cần kiểm tra kĩ hàng hóa trước khi nhận, chỉ thanh toán trước đối với các thương hiệu uy tín, bảo mật thông tin tài khoản và lưu lại các hóa đơn, chứng từ, giao dịch để xử lí khi cần thiết.

Khám phá trang 47 GDCD 9: Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên và áp dụng cách tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật đó.

Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên

Trả lời:

- Tình huống 1.

+ Nhận xét: bạn P chi tiêu chưa hợp lí.

+ Lời khuyên: hàng tháng, trước khi chi tiêu, bạn P nên:

▪ Chia khoản tiền mẹ cho thành 2 khoản nhỏ, với tỉ lệ khoảng: 70% cho chi tiêu, mua sắm hàng hóa và 30% cho việc dự phòng, tiết kiệm.

▪ Với 70% số tiền được cho, trước khi chi tiêu, P hãy lập danh sách những mặt hàng cần mua, phù hợp với nhu cầu của bản thân; xác định những mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu; đồng thời nghiêm túc tuân thủ danh sách này để tránh mua những sản phẩm không cần thiết.

- Tình huống 2.

+ Nhận xét:

▪ Bạn Mai là người tiêu dùng thông minh, khi bạn biết lựa chọn mua sắm tại những nơi bán hàng uy tín và giá cả hợp lí.

▪ Cách tiêu dùng của bạn Hùng còn chưa hợp lí. Nếu chỉ mua hàng hóa theo chương trình khuyến mại, quảng cáo, Hùng có thể sẽ rơi vào một số tình trạng: mua hàng hóa không phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc mua hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…

+ Lời khuyên: trước khi mua, Hùng cần:

▪ Tìm hiểu kĩ các thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc, công dụng, .. của sản phẩm.

▪ Nhận biết các hình thức quảng cáo, khuyến mại; tránh mua hàng theo cảm xúc.

- Tình huống 3.

+ Nhận xét: việc Hạnh tìm hiểu trước thông tin về sản phẩm và hình thức thanh toán là đúng.

+ Lời khuyên: Hạnh nên mua sản phẩm tại cửa hàng thứ hai, vì:

▪ Tại cửa hàng thứ nhất: bán hàng trực tuyến nên Hạnh chưa được trải nghiệm sản phẩm một cách thực tế; hơn nữa giá cả của sản phẩm quá rẻ so với mặt bằng chung (rẻ hơn 50%), lại yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link lạ,… Những thông tin này có thể là dấu hiệu của sự lừa đảo. Nếu Hạnh mua xe đạp điện ở cửa hàng này thì bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro, ví dụ như: mua phải hàng kém chất lượng; bị chiếm đoạt (hack) thông tin cá nhân,…

▪ Tại cửa hàng thứ hai: bán hàng trực tiếp, nên Hạnh và gia đình có thể đến cửa hàng để tham khảo, trải nghiệm sản phẩm; cửa hàng cũng có chương trình khuyến mại tặng đồ dùng học tập

Luyện tập 1 trang 49 GDCD 9: Em hãy đánh giá những hành vi tiêu dùng dưới đây:

a. Khi mua quần áo, bạn T thường mua rộng một chút để năm sau mình lớn hơn vẫn mặc vừa.

b. Mỗi lần bố mẹ giao đi mua thực phẩm, bạn H thường tính toán số lượng cần mua cho phù hợp với kế hoạch chi tiêu của gia đình.

c. Bạn K rất thích mua sắm trên mạng, khi có khuyến mại, K thường đặt mua rất nhiều đồ để dùng dần.

d. Anh V có thói quen so sánh giá cả và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.

Trả lời:

Trường hợp a. Có thể nhận xét theo 2 cách sau:

Cách 1: Hành vi tiêu dùng của bạn T là phù hợp. Ở tuổi dậy thì, thể chất của các bạn học sinh có nhiều sự thay đổi, nên việc mua đồ rộng hơn một chút sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi tiêu; vì: mua đồ rộng hơn một chút => khi các bạn tăng cân nhẹ vẫn có thể mặc vừa; nếu giảm cân => có thể mang tới hiệu may sửa lại một chút.

Cách 2: Hành vi tiêu dùng của bạn T không phù hợp. Phong cách thời trang thường xuyên có sự thay đổi (“mốt”); mặt khác, trang phục đẹp khi phù hợp với dáng người. Do đó:

+ Năm nay, bộ quần áo T mua hơi rộng => bạn mặc sẽ không đẹp => có thể T sẽ không thích, không mặc/ mặc không thường xuyên => lãng phí.

+ Sang năm, T đã mặc vừa với size quần áo, nhưng bộ trang phục mà T mua không còn hợp “mốt” => có thể T sẽ cảm thấy không thích, không mặc => lãng phí.

Trường hợp b. Cách tiêu dùng của bạn H là phù hợp, khi bạn biết xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình

- Trường hợp c. Cách tiêu dùng của bạn K không phù hợp, việc đặt mua rất nhiều đồ khi có khuyến mại sẽ gây ra tình trạng lãng phí.

- Trường hợp d. Cách tiêu dùng của anh V là phù hợp, vì anh đã có sự tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua.

Luyện tập 2 trang 49 GDCD 9: Em hãy đóng vai là người tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh trong mỗi tình huống sau:

a. Trên mạng xã hội có một quảng cáo về sản phẩm dinh dưỡng có nhiều tác dụng, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác trên thị trường nhưng không rõ thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên, chị N vẫn dự định mua sản phẩm này.

b. M đã chọn được một chiếc đồng hồ đeo tay ưng ý, phù hợp. Khi gọi điện hỏi mua, cửa hàng yêu cầu M cung cấp thông tin cá nhân và chuyển khoản thanh toán trước.

Trả lời:

- Tình huống a. Khuyên chị N không nên mua sản phẩm đó, mà hãy: lựa chọn mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (từ những nhà sản xuất có uy tín)

- Tình huống b. Khuyên M, không nên cung cấp thông tin cá nhân và chuyển khoản trước cho phía cửa hàng, vì: chúng ta chỉ nên thực hiện mua hàng và thanh toán trực tuyến khi tìm được nơi bán có uy tín và chất lượng sản phẩm tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Luyện tập 3 trang 50 GDCD 9: Khi quyết định mua một sản phẩm, em căn cứ vào những tiêu chí nào dưới đây? Vì sao?

Tiêu chí

Lí do lựa chọn

Sự uy tín của thương hiệu

 

Mẫu mã sản phẩm

 

Giá cả

 

Hiệu quả sử dụng

 

Nguồn gốc, chất liệu sản phẩm

 

Trả lời:

Tiêu chí

Lí do lựa chọn

Sự uy tín của thương hiệu

- Những thương hiệu có độ uy tín cao thường là những sản phẩm có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, ủng hộ.

Mẫu mã sản phẩm

- Mẫu mã sản phẩm là cách thức thể hiện hình thức bên ngoài của sản phẩm, bao gồm: kích thước, hình dạng, màu sắc, hoa văn, chất liệu, kiểu dáng, logo, nhãn hiệu và các chi tiết khác.

=> Chúng ta nên lựa chọn những sản phẩm có mẫu mã phù hợp với mục đích/ nhu cầu/ phong cách của cá nhân (nhất là những mặt hàng thời trang).

Giá cả

- Nên lựa chọn những sản phẩm có giá cả phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.

Hiệu quả sử dụng

- Trước khi mua sản phẩm, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về sản phẩm nhằm đảm bảo lựa chọn được những mặt hàng có chất lượng tốt, không gây hại cho bản thân và môi trường.

Nguồn gốc, chất liệu sản phẩm

- Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Lựa chọn các sản phẩm có chất liệu đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

 

Luyện tập 4 trang 50 GDCD 9: Em hãy áp dụng các cách tiêu dùng thông minh để xây dựng kế hoạch tiêu dùng cho mỗi trường hợp dưới đây:

a. Mua đồ dùng học tập cho năm học mới.

b. Mua sắm để tổ chức một sự kiện trong gia đình.

Trả lời:

♦ Trường hợp a) (*) Tham khảo: Kế hoạch mua sắm đồ dùng học tập cho năm học mới

Để xây dựng một kế hoạch mua sắm đồ dùng học tập cho năm học mới, bạn có thể tuân theo các bước sau:

- Bước 1. Đánh giá nhu cầu của bạn:

+ Xác định những đồ dùng cần thiết cho các môn học bạn sẽ học.

+ Đánh giá lại các đồ dùng từ năm trước còn sử dụng được không.

- Bước 2. Lập danh sách:

+ Viết ra danh sách các vật phẩm cần mua, bao gồm sách giáo khoa, vở, bút, máy tính, v.v.

+ Ưu tiên các mặt hàng theo mức độ quan trọng và ưu tiên tài chính nếu cần.

- Bước 3. Xác định nguồn tài chính: Xác định nguồn tài chính để mua sắm, có thể là tiết kiệm cá nhân, tiền lương, hoặc sự hỗ trợ từ gia đình.

- Bước 4. Tìm kiếm các ưu đãi và khuyến mãi:

+ Theo dõi các chương trình khuyến mãi của các cửa hàng để tiết kiệm chi phí.

+ Sử dụng các ứng dụng và website so sánh giá để tìm giá tốt nhất cho các mặt hàng.

- Bước 5. Mua sắm thông minh:

+ Mua sắm theo danh sách đã lập để tránh mua những vật phẩm không cần thiết.

+ So sánh giá và chất lượng trước khi quyết định mua.

- Bước 6. Lên kế hoạch tiết kiệm: Nếu có thể, lên kế hoạch để tiết kiệm cho các mặt hàng đắt tiền bằng cách tiết kiệm từ mỗi khoản chi tiêu hàng ngày hoặc tuần.

- Bước 7. Theo dõi và điều chỉnh:

+ Theo dõi ngân sách mua sắm của bạn để đảm bảo bạn không vượt quá ngân sách đã đề ra.

+ Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết nếu có thay đổi trong nhu cầu hoặc tài chính.

- Bước 8. Lập kế hoạch dự phòng:

+ Dành một phần ngân sách cho các mặt hàng dự phòng hoặc cải thiện sau này.

+ Đảm bảo bạn có đủ dự trữ cho các vật phẩm phổ biến như bút chì, giấy, v.v.

♦ Trường hợp b) (*) Tham khảo: Kế hoạch mua sắm đồ dùng để tổ chức tiệc trung thu

Để lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón Tết Trung thu, em có thể thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định ngân sách: Đầu tiên, xem xét số tiền em có thể dành cho việc chuẩn bị Tết Trung thu. Điều này sẽ giúp em biết rõ giới hạn tài chính và điều chỉnh kế hoạch mua sắm phù hợp.

- Đặt mục tiêu: Xác định mục tiêu của em trong việc chuẩn bị Tết Trung thu. Đó có thể là tổ chức một buổi liên hoan gia đình, mua sắm đồ chơi truyền thống, làm bánh Trung thu hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa.

- Lập danh sách vật dụng cần thiết: Tạo danh sách toàn diện của những vật dụng cần thiết cho Tết Trung thu. Bao gồm đèn lồng, bánh Trung thu, đồ chơi truyền thống, nến, lồng đèn, vật phẩm trang trí và các vật dụng khác.

- Kiểm tra tình trạng vật dụng cũ: Kiểm tra xem gia đình có những vật phẩm nào có thể tái sử dụng từ năm trước, chẳng hạn như đèn lồng hay các phụ kiện trang trí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí mua mới.

- Ưu tiên và phân loại: Xác định những mục cần thiết nhất và ưu tiên cao nhất. Phân loại các mặt hàng dựa trên mức độ quan trọng và ưu tiên của em.

- Lập kế hoạch số tiền cần thiết: Dựa trên danh sách mua sắm và giá cả, tính toán tổng số tiền cần thiết để mua các vật dụng. Đảm bảo rằng con số này không vượt quá ngân sách đã định trước.

- Mua sắm thông minh:

+ Trước khi mua sắm, tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt cho các vật phẩm và sản phẩm liên quan đến Tết Trung thu. Điều này giúp em tiết kiệm được chi phí mua sắm.

So sánh giá và chất lượng của các sản phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để chọn được những vật dụng tốt nhất với giá hợp lý.

+ Khi đi mua sắm, tuân thủ kế hoạch và chỉ mua những vật dụng em thực sự cần. Tránh mua những món đồ không cần thiết hoặc mua sắm theo cảm xúc.

Vận dụng 1 trang 50 GDCD 9: Em hãy lập bảng tự đánh giá hành vi tiêu dùng của bản thân, gia đình và đưa ra cách điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp

Trả lời:

(*) Tham khảo: bảng đánh giá hành vi tiêu dùng của bản thân

Hành vi tiêu dùng

Đánh giá

Cách điều chỉnh

- Thường xuyên mua và sử dụng đồ nhựa dùng một lần (cốc nhựa/ ống hút nhựa, túi nilong…)

- Gây hại cho sức khỏe.

- Tạo ra lượng lớn rác thải, ô nhiễm môi trường.

- Tìm kiếm các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế

- Lãng phí thức ăn, điện, nước

- Lãng phí tiền bạc, tài nguyên thiên nhiên

- Lập kế hoạch mua sắm thực phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình.

- Sử dụng tiết kiệm điện, nước

- Mua sắm theo cảm xúc, không theo kế hoạch

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Đặt mục tiêu tiết kiệm cụ thể và tránh mua sắm cảm xúc.

- Lập danh sách những mặt hàng cần mua; xác định những mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu.

- Mua hàng trực tuyến mà không tìm hiểu kĩ về sản phẩm

- Thói quen tiêu dùng không phù hợp.

- Trước khi mua, cần tìm hiểu thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc, công dụng, .. của sản phẩm.

 

Vận dụng 2 trang 50 GDCD 9: Em hãy vận dụng một số cách tiêu dùng thông minh vào hoạt động tiêu dùng của bản thân, gia đình và ghi lại những lợi ích cụ thể của mỗi cách tiêu dùng đó.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Cách tiêu dùng thông minh: Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình…

- Lợi ích:

+ Mua được những sản phẩm thiết yếu, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.

+ Tránh mua những sản phẩm không cần thiết.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Đánh giá

0

0 đánh giá