Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê
Đề bài: Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?
Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê - Mẫu 1
Mưa xuân, với những câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, những câu nói rất đỗi đời thường, rất đỗi gần gũi với lối sống thôn quê bình dị đã đưa đến cảm giác gần gũi, thổi hồn quê hương đến người đọc. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, ta như được hít thở không khí êm dịu, trong lành giữa những mảnh vườn làng, tận hưởng cái náo nức của những hội hè, đình đám, như được sống cùng trái tim yêu thiết tha, đằm thắm của những anh trai làng, những cô thôn nữ. Đọc thơ Nguyễn Bính tâm hồn ta dường như trong lành hơn, bình yên hơn, trở về một vùng thôn quê dân dã đậm nét tâm hồn Việt. Thông qua những từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ, Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê trong tâm hồn mỗi độc giả, đưa ta quay trở về với tuổi thơ, với quá khứ một thời trong lành, con người hoà mình vào thiên nhiên cảnh vật, sống chan hoà.
Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê - Mẫu 2
Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” thông qua việc miêu tả bức tranh làng quê Việt Nam chân thật, tươi vui khi mùa mùa về. Thiên nhiên như được hồi sinh, cỏ cây xanh tươi,... Trong khung cảnh ấy, làn mưa xuất hiện là tín hiệu nhỏ để báo hiệu hơi xuân ấm áp đã bắt đầu. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hẹn hò đôi lứa là hình ảnh đặc biệt quen thuộc ở nơi thôn quê Việt Nam.
Đặc biệt, nhân vật trữ tình trong đoạn trích là một cô gái trẻ thôn quê làm nghề dệt lụa, chưa có chồng, sống với mẹ già. Cô là một cô gái đẹp với tâm hồn trong trắng, thuần khiết “như vuông lụa trắng”. Xuyên suốt trong bài thơ, diễn biến tâm trạng của người con gái được thể hiện vô cũng sâu sắc. Trước hết là tâm trạng bối rối, mong chờ nhưng cũng ngại ngùng e lệ của cô gái mới yêu. Là sự mong ngóng, chờ mong người yêu nhưng người không đến khiến cô trở nên bẽ bàng, tuyệt vọng để rồi lại lủi thủi đi về một mình. Dù vậy cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết vẫn tin tưởng, chờ đợi rằng tình yêu và tương lai sau này sẽ tươi sáng hơn.
Qua những phân tích trên, thơ của Nguyễn Bính quả thực “đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” như lời nhà phê bình Hoài Thanh từng viết.
Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê - Mẫu 3
Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê":
- Hình ảnh mưa xuân - một hiện tượng tự nhiên quen thuộc với cuộc sống nông thôn, để tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình.
- Mưa là biểu tượng cho sự sống, sự mới mẻ, hy vọng và khát khao.
- Nguyễn Bính đã tái hiện lại những cảm xúc, tình cảm của “người nhà quê” trước những thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống: niềm vui, nỗi buồn hay sự lặng lẽ, đều chất chứa tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.
Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê - Mẫu 4
“Người nhà quê” trong nhận xét của nhà phê bình văn học Hoài Thanh có thể được hiểu là hình ảnh của con người Việt Nam, những người sống gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống nông thôn, với những giá trị truyền thống và tình yêu đất nước.
Trong bài thơ “Mưa xuân”, Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh mưa xuân - một hiện tượng tự nhiên quen thuộc với cuộc sống nông thôn, để tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình. Mưa xuân không chỉ là mưa, mà còn là biểu tượng cho sự sống, sự mới mẻ, hy vọng và khát khao. Điều này đã tạo nên một cảm giác gần gũi, thân thuộc, đánh thức “người nhà quê” trong lòng mỗi người đọc.
Hơn nữa, qua lời kể của nhân vật trong bài thơ, Nguyễn Bính đã tái hiện lại những cảm xúc, tình cảm của “người nhà quê” trước những thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống. Những cảm xúc ấy, dù là niềm vui, nỗi buồn hay sự lặng lẽ, đều chất chứa tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.
Vì vậy, có thể nói, “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” bằng cách khơi dậy những cảm xúc, tình cảm sâu sắc và gần gũi với cuộc sống, con người Việt Nam.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: