TOP 20 Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

184

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

TOP 20 Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến (ảnh 3)

Đề bài: Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1

Ngay mở đầu bài thơ “Tây Tiến” đã thể hiện một cuộc hành quân đầy gian lao vất vả giữa vùng rừng núi hiểm trở, hung vĩ đầy vẻ hoang dại và huyền bí. Chính vào bút pháp lãng mạn mà sự khó khăn, hiểm trở của núi rừng lại trở nên bí hiểm và huyền ảo. Quang Dũng đã tuyệt đối hoá sự hùng vĩ, to lớn của thiên nhiên để qua đó thấy được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn của bài thơ có lẽ xuất phát từ chính nỗi nhớ ngập tràn trong trái tim người chiến sĩ, giả nhớ rừng núi hoang vu, dữ dội, những cũng không kém những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ, nhớ những bước chân hành quân của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, lung linh của đêm hội, nhớ những hình ảnh đầy đau thương, vất vả thời chiến. Cảm xúc lãng mạn được xây dựng trên nền cảm xúc kí ức. Đặc biệt, trước kí ước đau thương ấy, tác giả không lẩn tránh khắc hoạ cái bi nhưng cảm hứng lãng mạn đã thôi hồn vào sự hy sinh ấy một màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2

- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến ( 4 câu đầu):

+ “Không mọc tóc”: hình ảnh người lính cạo trọc đầu để thuận tiện nhưng có thể hiểu là do cơn sốt rét nên họ bị rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.

→ Hiện thực chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

- Chất bi tráng về hình tượng người lính (4 câu sau):

+ “ Áo bào thay chiếu anh về đất”: Nơi chiến trường trận mạc, những người lính nằm xuống cũng chẳng có tấm chiếu manh để che đậy nhưng tác giả gọi áo người lính là “áo bào” để bày tỏ sự kính trọng. 

+ Nghệ thuật nói giảm nói tránh: “anh về đất”; tiếng gầm của dòng sông như sự chia sẻ, đồng cảm của thiên nhiên “sông Mã gầm lên”

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

-“không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rụng hết tóc

-“Quân xanh màu lá”: Có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện

-“Dữ hùm” có oai phong dữ tợn như loài hồ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ

 -“Dáng kiều thơm”: là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây tiến đến người yêu, thật lãng mạn

=> Qua ngòi bút của Quang Dũng, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

Chất bi tráng về hình tượng người lính Tây Tiến:

-“Áo bào thay chiếu anh về đất”: Nơi chiến trường trận mạc, những người lính nằm xuống cũng chẳng có tấm chiếu manh để che đậy nhưng tác giả gọi áo người lính là “áo bào” để bày tỏ sự kính trọng.

-Nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất”; tiếng gầm của dòng sông như sự sẻ chia, đồng cảm của thiên nhiên “sông Mã gầm lên”. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng. 

=> Tóm lại, hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phụ thuở xưa một đi không trở lại.

TOP 20 Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến (ảnh 1)

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4

- Vẻ đẹp lãng mạn :

+ Tâm hồn lạc quan và mạnh mẽ, kiên cường thể hiện qua chi tiết “không mọc tóc”, trước khó khăn của dịch bệnh, thiếu thốn họ không nản lòng, mà mang một góc nhìn lạc quan, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn của những người lính.

+ Tâm hồn mơ mộng : Nhớ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, một trái tim thổn thức về tình cảm xưa đẹp đẽ

- Chất bi tráng :

+ Kiên cường : Trước dịch bệnh, không khí tang thương họ vẫn không nản lòng mà chủ động đối đầu với khó khăn. “ Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc” – thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những người lính Tây Tiến, không sợ hãi.

+ Hào hùng : Sự hy sinh, mất mát của người lính được thể hiện thông qua cách nói giảm nói tránh và tôn vinh “ sông Mã gầm lên khúc độc hành” –sự hy sinh trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Hình tượng người lính hiện lên là một anh hùng cách mạng, hào hùng, cao cả.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5

- Cảm hứng lãng mạn: Nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương.

- Bút pháp lãng mạn:

+ nỗi nhớ về một thời chiến chinh gian khổ, nhiều mất mát hy sinh nhưng cũng thật hào hùng; hình tượng thiên nhiên; hình tượng người lính Tây Tiến.

+ nghệ thuật thể hiện: bút pháp tương phản trong việc thể hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống và chất thơ từ chính cuộc sống đó, tính chất bi tráng của hình tượng người lính, giọng điệu trữ tình và bi tráng của tác phẩm,...

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 6

Cảm hứng lãng mạn của bài thơ là nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức. Tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương. Bút pháp lãng mạn là sự miêu tả sự tương phản vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vừa dữ dội, kì vĩ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Xây dựng chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bảo quên đời!”. Đó là một cái chết oai hùng, lẫm liệt, đủ sức nâng cao tình yêu cuộc sống và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ở mỗi con người Việt Nam. Hình ảnh đoàn quân “Không mọc tóc”: hình ảnh người lính cạo trọc đầu để thuận tiện nhưng có thể hiểu là do cơn sốt rét nên họ bị rụng hết tóc. “Quân xanh màu lá” có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện. Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu. Hiện thực chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Qua đó có thể thấy, cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tạo một dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam thời kỳ chống thực dân Pháp; góp phần thể hiện những nét hồn nhiên, tinh tế, sự hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 7

Cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét trước hết ở cái tôi của Quang Dũng. Nó trào ra từ đầu bài thơ đầy ắp và mãnh liệt một nỗi nhớ - nhớ chơi vơi, một nỗi nhớ rất lạ, hình như nhẹ tênh mà nặng trĩu vô cùng, để rồi sau đó tuôn chảy ào ạt như một dòng suối trong suốt bài thơ. Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng mạn. Những thủ pháp cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên. Bài thơ nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến, bởi đó là tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào quên. Cảm hứng lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hoa lửa hào hùng một đi không trở lại.

Ghi lại cảm nhận về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến - Mẫu 8

Cảm hứng lãng mạn của bài thơ là nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ. Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tạo một dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam thời kì chống thực dân Pháp. Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng mới phát huy được sở trường, hồn thơ của mình để đạt được thành công trong Tây Tiến, để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá