Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 6 Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể.
b) Sự kiện “Nam rút được bút chì” có luôn xảy ra không?
Lời giải:
a) Trong hộp bút có ba loại bút: bút chì, bút bi xanh và bút bi đen. Khi Nam rút một chiếc bút từ hộp bút đó, thì có thể rút được một trong ba loại trên.
Vậy các kết quả có thể xảy ra là: Nam rút được bút chì; Nam rút được bút bi xanh; Nam rút được bút bi đen.
b) Theo câu a, các kết quả có thể xảy ra là: Nam rút được bút chì; Nam rút được bút bi xanh; Nam rút được bút bi đen.
Do đó, Nam có thể rút được bút chì, cũng có thể không rút được bút chì.
Vậy sự kiện “Nam rút được bút chì” có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra.
Tổ 1: An và Hòa;
Tổ 2: Bình;
Tổ 3: Chi.
Trong đó, chỉ có Chi là nữ.
a) Em có chắc chắn bạn nào sẽ là lớp trưởng không?
b) Lớp trưởng có thể thuộc tổ nào?
c) Một bạn trong lớp nói rằng “Lớp trưởng lớp mình chắc chắn là một bạn nam”. Em có nghĩ là bạn đó nói đúng không?
d) Hãy liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Lớp trưởng không phải là An” xảy ra.
Lời giải:
a) Trong đợt bầu lớp trưởng lớp 6A, có 4 ứng viên được đưa ra để lấy phiếu bầu của các bạn trong lớp nên không thể chắc chắn bạn nào sẽ là lớp trưởng.
b) Bạn được bầu làm lớp trưởng là một trong 4 bạn được chọn. Mỗi bạn thuộc tổ 1, tổ 2 hoặc tổ 3.
Vậy lớp trưởng có thể thuộc tổ 1, tổ 2 hoặc tổ 3.
c) Lớp trưởng là một trong 4 ứng viên được đưa ra. Trong đó có 3 bạn nam (An, Hòa, Bình) và 1 bạn nữ (Chi).
Do đó chưa xác định được chắc chắn lớp trưởng là bạn nam hay bạn nữ.
Vậy bạn đó nói chưa chắc đúng vì lớp trưởng có thể là Chi.
d) Lớp trưởng có thể là một trong 4 bạn: An, Hòa, Bình, Chi. Nếu lớp trưởng không phải là An thì có thể là ba bạn còn lại (Hòa, Bình, Chi).
Vậy để sự kiện “Lớp trưởng không phải là An” xảy ra thì kết quả xảy ra là: Lớp trưởng là Hòa hoặc Bình hoặc Chi.
a) Liệu An có biết chắc chắn viên bi lấy ra có màu gì không?
b) Hāy đưa ra hai sự kiện liên quan đến viên bi mà An vừa lấy.
Lời giải:
a) Trong hộp các viên bi có đủ ba màu: vàng, xanh, đỏ. Khi lấy một viên bi từ hộp (không nhìn vào hộp) thì viên bi được lấy ra có thể là một trong ba màu trên.
Vậy An không chắc chắn viên bi lấy ra có màu gì.
b) Chúng ta có thể đưa ra nhiều sự kiện liên quan đến viên bi mà An vừa lấy như: viên bi lấy ra không có màu đỏ, viên bi có màu xanh hoặc đỏ, viên bi có màu xanh, viên bi có màu xanh hoặc vàng,…
Ta có thể chọn hai trong những sự kiện đã liệt kê.
Chẳng hạn ta chọn hai sự kiện là: viên bi lấy ra không có màu đỏ; viên bi có màu xanh hoặc đỏ.
a) Số chấm xuất hiện là một số nguyên tố.
b) Số chấm xuất hiện không phải là 3 cũng không phải là 5.
Lời giải:
a) Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc có thể là 1; 2; 3; 4; 5 hoặc 6.
Trong 6 số trên, có các số 2; 3 và 5 là số nguyên tố.
Vậy để số chấm xuất hiện là một số nguyên tố thì số chấm có thể là: 2; 3 hoặc 5.
b) Để số chấm xuất hiện không phải là 3 cũng không phải là 5 thì loại trừ số 3 và số 5 đi, còn lại các số: 1; 2; 4; 6.
Vậy số chấm xuất hiện không phải là 3 cũng không phải là 5 thì số chấm có thể là 1; 2; 4 hoặc 6.
a) Liệt kê các món quà mà An có thể nhận được.
b) Nếu món quà An nhận được là một cuốn sách hướng dẫn kĩ năng sống. Sự kiện “An không nhận được hộp bút” có xảy ra hay không?
c) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Món quà An nhận được không phải là truyện cười” xảy ra.
Lời giải:
a) An chọn một gói quà trong 45 gói quà thì gói quà mà An chọn có thể thuộc vào một trong 3 loại trên.
Vậy các món quà mà An có thể nhận được là: truyện cười, sách hướng dẫn kĩ năng sống hoặc hộp bút.
b) Nếu món quà An nhận được là một cuốn sách hướng dẫn kĩ năng sống. Sự kiện “An không nhận được hộp bút” có xảy ra.
c) Nếu món quà An nhận được không phải là truyện cười thì có thể là một trong hai loại kia (sách hướng dẫn kĩ năng sống, hộp bút).
Vậy để sự kiện “Món quà An nhận được không phải là truyện cười” xảy ra thì kết quả có thể là An nhận được sách hướng dẫn kĩ năng sống hoặc An nhận được hộp bút.
Lời giải:
Ký hiệu: hộp kẹo vị dâu là D, hộp kẹo vị cam là C, hộp kẹo vị nho là N, hộp kẹo vị quất là Q.
Hai hộp kẹo Hà lấy ra là 2 trong số 4 hộp kẹo trên thì hai hộp đó có thể là: vị dâu và vị cam (D – C); vị dâu và vị nho (D – C); vị dâu và vị việt quất (D – Q); vị cam và vị nho (C – N); vị cam và vị việt quất (C – Q); vị nho và vị việt quất (N – Q).
Vậy các kết quả xảy ra khi lấy hai hộp kẹo trong 4 hộp trên là:
Kết quả |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Vị của hai hộp kẹo |
D – C |
D – C |
D – Q |
C – N |
C – Q |
N – Q |
Lời giải:
Trong 4 điểm A, B, C, D không có ba điểm nào thẳng hàng nên cứ chọn 2 trong 4 điểm cho trước sẽ tạo ra một đường thẳng.
Ta có cách chọn hai điểm như sau: A và B, A và C, A và D, B và C, B và D, C và D.
Từ đó, ta có các đường thẳng AB; AC; AD; BC; BD; CD.
Vậy từ 4 điểm A, B, C, D cho trước, có thể vẽ được tất cả 6 đoạn thẳng là: AB; AC; AD; BC; BD; CD.
Lời giải:
a) Phi tiêu của Minh có thể trúng vào ô ghi số nào?
b) Có mấy ô mà phi tiêu rơi vào thì sự kiện “Phi tiêu trúng vào ô ghi số 4” không xảy ra?
Lời giải:
a) Phi tiêu của Minh có thể trúng vào một trong các ô ở trên tấm bìa. Các ô trên tấm bìa có ghi các số: 2; 3; 4.
Vậy phi tiêu của Minh có thể trúng vào ô ghi số 2; 3 hoặc 4.
b) Sự kiện “Phi tiêu trúng vào ô ghi số 4” không xảy ra khi phi tiêu trúng vào ô số 2 hoặc số 3.
Trong tấm bìa trên có 3 ô số 2 và 5 ô ghi số 3.
Do đó có tất cả 3 + 5 = 8 (ô) ghi số 2 hoặc số 3.
Vậy có 8 ô mà phi tiêu rơi vào thì sự kiện “Phi tiêu trúng vào ô ghi số 4” không xảy ra.
Lý thuyết Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
1. Phép thử nghiệm
• Trong các trò chơi, thí nghiệm tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số,… mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên được gọi là một phép thử nghiệm.
• Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể.
• Đặc điểm
+) Khó dự đoán chính xác kết quả.
+) Có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm.
+) Kết quả xảy ra không phụ thuộc vào số lần gieo.
Ví dụ:
Ta gieo đồng xu 5.000 đồng thì các kết quả có thể xảy ra là:
Mặt ngửa (mặt in quốc huy của đất nước).
Mặt sấp (mặt in giá trị đồng tiền).
Mỗi lần tung đồng xu thì chỉ được một trong hai mặt trên.
Ví dụ: Khi gieo một con xúc sắc 6 mặt thì tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là X = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
2. Sự kiện
Khi thực hiện một trò chơi hoặc một thí nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy thuộc vào kết quả ra nhận được khi thực hiện trò chơi, thí nghiệm đó.
• Có thể xảy ra: Đúng với kết quả nhận được.
• Không xảy ra: Không đúng so với kết quả nhận được.
3. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với phép thử nghiệm
• Bước 1: Liệt kê các kết quả có thể xảy ra.
• Bước 2: Viết các kết quả trong một tập hợp.
Ví dụ:
Trò chơi gieo con xúc xắc thì các kết quả có thể xảy ra là: 1; 2; 3; 4; 5; 6. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là X = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
4. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với phép thử nghiệm
• Bước 1: Thực hiện phép thử nghiệm hoặc trò chơi.
• Bước 2: Kiểm tra sự kiện có xảy ra hay không.
• Bước 3: Kết luận sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Ví dụ:
Gieo đồng thời 2 con xúc xắc. Số chấm xuất hiện ở con thứ nhất là 4 chấm, con thứ 2 là 3 chấm.
Quan sát số chấm xuất hiện và kiểm tra các sự kiện:
a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn.
Tổng số chấm là 4 + 3 = 7. Đây là số lẻ nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” không xảy ra.
b) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 6.
Tổng số chấm là 7 > 6. Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 6” xảy ra.