Giải SGK Sinh học 10 (Cánh diều) Ôn tập phần 3

4.1 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập phần 3 sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập phần 3

Bài tập (trang 144)

Giải Sinh học 10 trang 144 Cánh diều

Bài 1 trang 144 Sinh học 10: Nêu các đặc điểm của vi sinh vật. Đặc điểm nào là thể mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Trả lời:

- Vi sinh vật có một số đặc điểm chung như kích thước nhỏ bé, số lượng nhiều và phân bố rộng, hấp thu và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

- Khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật là một thể mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác vì có thể ứng dụng tốc độ sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật để tạo ra được số lượng lớn sản phẩm cần dùng

Bài 2 trang 144 Sinh học 10: Cầu khuẩn A có kích thước 1,5 µm x 1,5µm và trực khuẩn B (hinh trụ) có kích thước 2 µm x 1,2µm. Häy tinh tỉ lệ S/V của hai vi khuẩn này. Để nuôi thu sinh khối vi khuẩn thì em sẽ chọn cầu khuẩn A hay trực khuẩn B? Vi sao?

Hướng dẫn giải:

- Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn và ngược lại. Do đó tế bào vi sinh vật càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất càng cao nên tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.

- Các công thức tính diện tích, thể tích:

+ Diện tích hình cầu: Scầu = 4.π.r2; Thể tích hình cầu Vcầu = .π .r3

+ Diện tích hình trụ: Stp = 2.π.r2+ 2.π.r.h; Thể tích hình trụ: V= π.h.r3

Trả lời:

Sinh học 10 Ôn tập phần 3 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 1)

Để nuôi thu sinh khối vi khuẩn thì cần vi khuẩn có tỉ lệ S/V nhỏ. So sánh tỉ lệ S/V của hai vi sinh vật, trực khuẩn B có tỉ lệ nhỏ hơn so với cầu khuẩn A nên em sẽ chọn trực khuẩn B để thu nuôi sinh khối.

Bài 3 trang 144 Sinh học 10: Trình bày các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong hệ kin. Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở pha nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), luỹ thừa (log), cân bằng và suy vong.

Trả lời:

- Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

Sinh học 10 Ôn tập phần 3 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 2)

- Để nuôi thu sinh khối thì cần dừng lại ở pha cân bằng vì ở pha này sinh khối là lớn nhất.

Bài 4 trang 144 Sinh học 10: So sánh các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

Hướng dẫn giải:

- Vi sinh vật nhân sơ sinh sản vô tính bằng các hình thức: Phân đôi, nảy chồi và bằng bào tử vô tính.

- Vi sinh vật nhân thực sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính: phân đôi và nảy chồi; sinh sản bằng bào tử vô tính và sinh sản hữu tính bằng bào tử.

Trả lời:

Sinh học 10 Ôn tập phần 3 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 3)


Bài 5 trang 144 Sinh học 10: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng ta nên làm gì để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo , ngô, đỗ hoặc thực phẩm? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật bao gồm: các yếu tố hoá học (nguồn dinh dưỡng, các chất hoá học khác), các yếu tố vật lý (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,..) và các yếu tố sinh học.

Trả lời:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng, các chất hóa học như nồng độ H+, các kim loại nặng, các hợp chất phenol, các chất oxi hóa mạnh,...

+ Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ điện tử,...

+ Các yếu tố sinh học: sự ảnh hưởng của các vi sinh vật khác, động vật, thực vật sống chung với chúng và các vi sinh vật có khả năng tiết kháng sinh, bacteriocin,...


- Để hạn chế sự gây hại đối với lương thực, chúng ta cần bảo quản kĩ, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Ví dụ: bảo quản ở nơi khô ráo, tránh môi trường ẩm ướt; phơi nắng và đóng gói trong các bao kín,...

Bài 6 trang 144 Sinh học 10: Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đó trong thực tiễn.

Hướng dẫn giải:

Các quá trình tổng hợp ở vi sinh vật: Quang tổng hợp; tổng hợp amino acid, tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate; tổng hợp lipit, tổng hợp kháng sinh

Trả lời:

Ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng:

- Quá trình cố định đạm ở các vi khuẩn nốt sần Rhizobium jaconicum.

→ được sử dụng để cung cấp đạm cần thiết cho cây.

- Quá trình tổng hợp amino acid ở vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.

→ được ứng dụng để sản xuất amino acid.

- Quá trình quang hợp ở các vi khuẩn tía.

→ được ứng dụng để xử lý sulfide trong nguồn nước bị ô nhiễm.

Bài 7 trang 144 Sinh học 10: Trình bảy một số ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đo trong thực tiễn

Hướng dẫn giải:

Các quá trình phân giải ở vi sinh vật: Quá trình phân giải protein và quá trình phân giải polysaccharide.

Trả lời:

Ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng:

- Phân giải các tinh bột ở nấm men Saccharomyces cerevisiae.

→ Ứng dụng trong sản xuất rượu, bia.

- Quá trình phân giải Cellulose ở vi khuẩn Clostriduim cellulolyticum.

→ Ứng dụng để sản xuất xăng sinh học.

- Quá trình phân giải protein ở nấm mốc Aspergillus oryzae

→ Ứng dụng trong sản xuất nước mắm.

Bài 8 trang 144 Sinh học 10: Liệt kê ít nhất ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua hoặc bánh mì. Nêu biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố đó theo hướng có lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.

Hướng dẫn giải:

Sữa chua, dưa chua và bánh mì đều là quá trình lên men polysaccharide từ các loại vi khuẩn.

Trả lời:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua, bánh mì: Nhiệt độ, lượng cơ chất (đường, muối, polysaccharide,...), lượng vi sinh vật tham gia quá trình lên men, nồng độ O2,...

- Biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố:

+ Sử dụng biện pháp ủ để duy trì nhiệt độ ổn định và hạn chế lượng O2 cho sự sinh sản của vi sinh vật.

+ Sử dụng cân để đảm bảo đủ lượng cơ chất, phù hợp với lượng vi sinh vật thực hiện lên men.

Bài 9 trang 144 Sinh học 10: Vi sao lại xếp virus ở ranh giới trung gian giữa vật sống và vật không sống?

Hướng dẫn giải:

- Vật sống là là những vật có khả năng trao đổi với môi trường để lấy các chất cần thiết cho hoạt động sống (sinh trưởng và sinh sản) và loại bỏ các chất thải.

- Vật không sống là những vật không có khả năng trao đổi chất, không sinh trưởng và sinh sản.

Trả lời:

- Virus không phải là vật không sống vì chúng có khả năng nhân tạo ra virus mới,.

- Virus không phải là vật sống vì chúng không trao đổi chất với môi trường, không có khả năng tự trao đổi chất mà phụ thuộc vào tế bào chủ.

→ Virus được xếp ở ranh giới trung gian giữa vật sống và vật không sống.

Bài 10 trang 144 Sinh học 10: Liệt kê các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Ức chế giai đoạn nào thi sẽ ức chế được sự nhân lên của virus?

Hướng dẫn giải:

Các giai đoạn nhân lên của virus gồm:

- Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

- Xâm nhập: Virus trần đua trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thi đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

- Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân từ protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

- Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc

nucleocapsid.

- Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bọc sẽ sử dụng màng của tế bảo chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.

Trả lời:

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di truyền vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng.

- Để ức chế sự nhân lên của virus cần ức chế giai đoạn bám dính hoặc xâm nhập.

Bài 11 trang 144 Sinh học 10: Nêu và cho ví dụ về một số lợi ích và tác hại của virus đối với con người.

Hướng dẫn giải:

- Lợi ích của virus:

+ Sản xuất vaccine, kháng thể

+ Sản xuất các chế phẩm sinh học như hormone, protein.

- Tác hại: Gây bệnh và các tổn thương đến các cơ quan.

Trả lời:

- Lợi ích của virus: Sản xuất vaccine, kháng thể

Ví dụ: Sản xuất vaccine dại, vaccine cúm,..

- Tác hại: Gây bệnh cho con người, gây nên các tổn thương đến các cơ quan.

Ví dụ: Bệnh dại gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tử vong.

Bài 12 trang 144 Sinh học 10: Nêu các phương thức lây truyền virus ở người. Giải thích ý nghĩa của thông điệp 5K trong phòng chống dịch COVID-19.

Hướng dẫn giải:

- Virus có thể lây truyền theo hai phương thức: từ mẹ sang con (truyền doc); từ cơ thể này sang cơ thể khác (truyền ngang).

- Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế

Trả lời:

- Các phương thức lây truyền virus ở người:

Sinh học 10 Ôn tập phần 3 | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 4)

- Ý nghĩa của thông điệp 5K: Thông điệp 5K nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh SAR – CoV– 2 từ người sang người, từ đó làm tăng hiệu quả phòng, chống chống dịch COVID-19 do SARS- CoV-2 gây ra.

Bài 13 trang 144 Sinh học 10: Tại sao chất kháng sinh lại không có tác dụng đối với những bệnh do virus?

Hướng dẫn giải:

Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định.

Trả lời:

Kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do các vi khuẩn nhất định gây ra, nên chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng với virus.

Bài 14 trang 144 Sinh học 10: Trình bày các biện pháp phòng bệnh do virus. Biện pháp nào sẽ giúp cơ thể chúng ta chủ động hình thành kháng thể kháng virus?

Hướng dẫn giải:

Rèn luyện sức khoẻ, ăn uống vệ sinh và đủ chất, vệ sinh môi trường, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, tiêm vaccine,... là những biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh do virus.

Trả lời:

- Các biện pháp phòng bệnh do virus:

+ Duy trì lối sống lành mạnh, vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.

+ Ăn uống đủ chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét,..

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang khi đi ra đường.

+ Cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu phải tiếp thì cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ y tế.

+ Tiêm vaccine cho người và vật nuôi, gia súc, gia cầm

- Vaccine giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể phù hợp chống lại kháng nguyên của virus gây bệnh, đồng thời hệ miễn dịch ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay. Do đó tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả.

Bài 15 trang 144 Sinh học 10: Tại sao virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biển thể? Đặc điểm đó gây khó khăn gi trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh?

Hướng dẫn giải:

Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biển rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau nên chúng có thể tạo ra nhiều biến thể.

Trả lời:

- Virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biển thể vì chúng có tần số và tốc độ đột biển rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.

- Để tạo ra vaccine cần dựa vào hệ gene của virus, do đó, khi các biến thể mới tạo ra thì có thể phải tạo ra một loại vaccine mới thì mới chống lại được biến thể đó.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus

Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Đánh giá

0

0 đánh giá