Tài liệu tác giả tác phẩm Phò giá về kinh Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Phò giá về kinh lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Phò giá về kinh - Ngữ văn 9
I. Tác giả Trần Quang Khải
- Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương.
- Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú).
II. Tìm hiểu tác phẩm Phò giá về kinh
1. Thể loại Phò giá về kinh
- Văn bản Khóc Dương Khuê thuộc thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt.
2. Xuất xứ Phò giá về kinh
- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285
3. Hoàn cảnh sáng tác Phò giá về kinh
Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, Trần Quang Khải đã tức cảnh làm bài thơ này.
4. Bố cục Phò giá về kinh
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta.
- Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập.
5. Phương thức biểu đạt Phò giá về kinh
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
6. Ý nghĩa nhan đề Phò giá về kinh
- Tụng giá hoàn kinh sư nghĩa là Phò giá về kinh. Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương dã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử không là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.
7. Giá trị nội dung Phò giá về kinh
- Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
8. Giá trị nghệ thuật Phò giá về kinh
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phò giá về kinh
1. Hai câu thơ đầu: Hào khí chiến thắng của dân tộc
- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi.
- Dùng phép liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
- Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta.
⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2. Hai câu còn lại: Khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị
- Lời động viên, xây dựng và phát triển đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”.
- Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”.
- Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc.
IV. Dàn ý phân tích Phò giá về kinh
(1) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Trần Quang Khải (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về bài thơ “Phò giá về kinh” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
(2) Thân bài
1. Hào khí chiến thẳng của quân dân ta
- Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.
- Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
- Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.
=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta
- Câu thơ 3: Thái bình tu trí lực (Thái bình nên gắng sức). Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.
- Câu thứ 4: Vạn cổ thử giang sang (Non nước ấy ngàn thu). Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.
=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.
(3) Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Phò giá về kinh.
- Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
V. Đọc tác phẩm Phò giá về kinh
Phiên âm:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
Dịch nghĩa:
Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.
Dịch thơ:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Khóc Dương Khuê
Tác giả - tác phẩm: Phò giá về kinh
Tác giả - tác phẩm: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tác giả - tác phẩm: Cảnh ngày xuân
Tác giả - tác phẩm: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tác giả - tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích