Tài liệu tác giả tác phẩm Cảnh ngày xuân Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cảnh ngày xuân lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Cảnh ngày xuân - Ngữ văn 9
I. Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.
+ Từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều → vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp văn học
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
II. Tìm hiểu văn bản Cảnh ngày xuân
1. Thể loại Cảnh ngày xuân
- Đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc thể loại lục bát.
2. Xuất xứ Cảnh ngày xuân
- Đoạn trích nằm nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng.
3. Phương thức biểu đạt Cảnh ngày xuân
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân.
- Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
5. Giá trị nội dung Cảnh ngày xuân
- Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh.
6. Giá trị nghệ thuật Cảnh ngày xuân
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cảnh ngày xuân
1. Khung cảnh ngày xuân
- Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
+ Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
- Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ
+ “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi
⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh
- Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:
+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội
+ Các danh từ sự vật : “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội
+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội
- Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc
- Lễ và hội giao thoa hài hòa ⇒ nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc
⇒ Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình...⇒ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
- Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người
- “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng
- “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về
- Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc
⇒ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình ⇒ Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.
Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tác giả - tác phẩm: Cảnh ngày xuân
Tác giả - tác phẩm: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tác giả - tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tác giả - tác phẩm: Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ
Tác giả - tác phẩm: Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du