Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn (đã học ở Bài 1 và Bài 2

253

Trả lời Câu 2 trang 66 Ngữ văn 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập lớp 12 trang 66 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập lớp 12 trang 66 Tập 1

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn (đã học ở Bài 1 và Bài 2).

Trả lời:

 

Đặc điểm

Thời gian

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Phong cách cổ điển

- Đề cao tính khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng và nghệ thuật.

- Ở Trung Quốc và Việt Nam, phong cách cổ điển gắn với quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, hệ thống giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố.

Chủ yếu ở thời kì văn học Trung đại.

Thơ Đường Trung Quốc và thơ Trung đại Việt Nam

Phong cách lãng mạn

- Đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất

 Những năm 1930 – 1945 với phong trào Thơ mới.

Thê Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,…

Phong cách hiện thực

- Chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại. Đề tài gắn với cuộc sống hằng ngày, nhân vật thường điển hình cho một hoàn cảnh, một tính cách, một số phận trong xã hội.

Khoảng những năm 1930 - 1945

Nam Cao, Ngô Tất Tố,  Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,...

Đánh giá

0

0 đánh giá