Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

1.3 K

Tài liệu soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Đề tài (trang 62 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lớp bạn tổ chức một buổi trao đổi với chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước. Khi tham gia buổi trao đổi, bạn cần thực hiện một trong hai nhiệm vụ ứng với từng vai cụ thể sau:

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Nghe, nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

* TRONG VAI TRÒ NGƯỜI NÓI

Bước 1: Chuẩn bị nói

* Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Đề tài thuyết trình là một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Đó có thể là nhữn vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, chẳng hạn như: trí tuệ nhân tạo với thanh niên, kỉ nguyên số với lực lượng lao động trẻ, toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập, biến đổi khí hậu với sự phát triển kinh tế xã hội,… Khi xác định đề tài, bạn nên chọn đề tài mà bản thân quan tâm; lưu ý giới hạn phạm vi của đề tài để phù hợp với thời gian trình bày nhằm tạo điểm nhấn, tránh dàn trải. Bạn cũng có thể xem xét đề tài của bài viết vừa thực hiện có phù hợp với buổi trao đổi ấy hay không.

- Người nghe bài thuyết trình của bạn là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài thuyết trình?

- Mục đích thuyết trình trong buổi trao đổi là gì?

- Không gian và thời gian thuyết trình của bạn có gì đáng lưu ý?

- Sau khi xác định được những vấn đề trên, bạn cần lựa chọn cách thức thuyết trình và ngôn ngữ phù hợp

* Tìm ý và lập dàn ý

Từ đề tài đã chọn, bạn có thể tìm ý và lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Giải thích và xác định các biểu hiện của vấn đề muốn trình bày.

- Phân tích vấn đề: Lí giải mặt tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực,… của vấn đề; lí giải sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề đến (những) cơ hội phát triển/ hay thách thức đặt ra với đất nước; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động liên quan đến vấn đề; chú ý đến những hành động cụ thể để nắm bắt cơ hội và khắc phục, đối phó với thách thức

Nếu chuyển nội dung ở phần Viết thành dàn ý sử dụng cho bài thuyết trình, bạn nên:

- Xác định kết cấu ba phần của bài thuyết trình: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

- Tóm tắt bài thuyết trình dưới dạng sơ đồ, từ khóa để dễ theo dõi khi nói; chọn lọc nội dung phù hợp với thời gian nói.

Xác định những ý cần hỗ trợ của các phương tiện trực quan và cách sử dụng hiệu quả các phương tiện ấy.

* Luyện tập

Thực hiện theo những cách đã được hướng dẫn ở lớp 10 và 11.

Bước 2: Trình bày bài nói

- Bám sát dàn ý và đảm bảo kết cấu của bài thuyết trình

- Dùng thẻ ghi chú tóm tắt thông tin để dễ theo dõi nội dung khi nói.

- Sử dụng hợp lí các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Chú ý thời gian trình ày; mở đầu và kết thúc ấn tượng, tương tác tích cực với người nghe.

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn! Hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các giá trị tiến bộ từ các dân tộc trên thế giới và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra toàn thế giới là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã từng bước đưa các dân tộc vào quỹ đạo chuyển dịch toàn càu. Không một đất nước nào có thể đứng yên bảo tồn trước yêu cầu hội nhập này. Thế nhưng, mỗi dân tộc đều có một cách riêng khi bước vào vận hội lớn. Nhân dân ta đã khẳng định bản lĩnh hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Một mặt hòa nhập, mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. Bản thân giới trẻ cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống một khi đã mất đi sẽ không bao giờ có lại được. Hội nhập là tất yếu nhưng vừa hội nhập vừa bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân tộc ta ngày nay.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Khi trao đổi, nghiêm túc lắng nghe, cầu thị và ghi nhận góp ý của người nghe

- Chờ đến lượt lời, trao đổi nhã nhặn, lịch sự với người nghe, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình; tôn trọng sự khác biệt về quan điểm với người nghe.

- Sử dụng bảng kiểm kĩ năng thuyết trình về một vấn đề xã hội liên quan đến cơ hội, thách thức của đất nước để tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

* TRONG VAI TRÒ NGƯỜI NGHE

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu đề tài của buổi thuyết trình, xác định những điều đã biết và muốn biết thêm về đề tài ấy.

- Xác định những điều bạn đã biết về người thuyết trình và mong đợi ở họ.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép nội dung, quan điểm của bài thuyết trình.

- Tìm vị trí thích hợp để theo dõi bài thuyết trình.

Bước 2: Nghe, nắm bắt nội dung, quan điểm của bài thuyết trình

- Nghe, nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Chú ý những dấu hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để chọn lọc thông tin, hiểu quan điểm của người nói.

- Trong quá trình nghe, lưu ý ghi chép tóm tắt và sắp xếp thông tin, xác định những điểm thú vị, mới mẻ về nội dung và cách thức thuyết trình.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Trước khi trao đổi, cần đọc lại nội dung đã ghi chép về nội dung và quan điểm được trình bày

- Khi nhận xét, nên sử dụng kĩ thuật PMI (xem Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Ngữ văn 11, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) để đánh giá về nội dung (điểm tích cực, mới mẻ, độc đáo, toàn diện, thuyết phục, đầy đủ, chính xác, hạn chế (nếu có),…) và cách thức thuyết trình (cách sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, phương tiện hỗ trợ, sắp xếp bố cục, tương tác với người nghe, mở đầu và kết thúc, hạn chế (nếu có),…).

- Trao đổi ngắn gọn, rõ ràng về những điều chưa rõ; tránh hỏi quá nhiều hoặc dồn dập, chỉ trích gay gắt, tôn trọng quan điểm của người nói;…

- Sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá về bài thuyết trình để tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Ôn tập trang 66

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)

Đánh giá

0

0 đánh giá