Văn khấn động thổ xây nhà 2024 CHUẨN NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Văn khấn động thổ xây nhà 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về văn khấn động thổ xây nhà giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Văn khấn động thổ xây nhà 2024 CHUẨN NHẤT

1. Văn khấn động thổ xây nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn động thổ xây nhà 2024 CHUẨN NHẤT (ảnh 1)

2. Lễ động thổ là gì?

Để quá trình xây dựng được thuận lợi, thì Lễ động thổ là nghi thức quan trọng mà các chủ đầu tư luôn quan tâm. Vậy nên trước lúc xây dựng nhà cửa, đường sá, văn phòng, trường học thì việc tổ chức lễ động thổ là không thể thiếu được. Lễ động thổ là một nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa cũng như tổ tiên của gia chủ. Để thông báo với về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Khác với lễ động thổ làm nhà của cá nhân. Lễ Động Thổ doanh nghiệp còn mang yếu tố quảng bá, thu hút đầu tư tới các đối tác và khách hàng tiềm năng. Tổ chức lễ động thổ là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cả một dự án xây dựng. Do đó việc tiến hành nghi thức này cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đảm bảo được sự hoàn thiện cao nhất, mang lại may mắn và thuận lợi cho quá trình xây dựng. 

Động thổ là một hoạt động xây dựng, trong đó đất được đào bới và di chuyển từ một vị trí sang một vị trí khác để tạo ra một mặt phẳng đất mới. Hoạt động động thổ thường được thực hiện để chuẩn bị cho việc xây dựng các công trình như đường, cầu, nhà ở, các công trình hạ tầng, công viên,... Theo như sách cổ Trung Hoa, lễ động thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục lệ tế trời mà không tế Đất, thế nên họp quân thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ để tạ ơn Thần Đất Trong buổi lễ, ông chủ tế với trang phục áo thụng xanh, cuốc vài nhát xuống đất rồi lấy một cục đặt lên bàn thờ tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ. Từ quan điểm về lễ động thổ trong công việc nhà nông, dần hình thành lễ động thổ đặt móng nhà, xây dựng công trình như hiện nay.

3. Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có một vị thần "trấn trạch" gọi là Thổ Công (hay Ông Địa). Xây dựng các công trình nhà ở, kiến trúc... là đụng đến Thổ Công, đụng đến thần linh, vong linh ở khu đất đó nên phải làm lễ cúng động thổ. Lễ cúng động thổ làm nhà về bản chất là để người chủ công trình báo cáo và xin phép các vong linh đang trú ngụ tại đó hãy vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, cúng động thổ xây nhà còn mang ý nghĩa cáo trạng với Thổ Công, Thành Hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình. Hầu như ở khắp Việt Nam, từ Nam ra Bắc, một khi bắt tay vào khởi công một công trình xây dựng thì dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải chuẩn bị lễ cúng động thổ thật chu toàn theo đúng văn hóa và tục lệ của địa phương đó. Đặc biệt, nếu như người chủ công trình hoạt động trong ngành bất động sản, có liên quan trực tiếp đến nhà đất thì điều này càng quan trọng hơn. Thông thường, để lễ động thổ làm nhà diễn ra suôn sẻ, đầu tiên người chủ cần phải chọn tuổi đẹp để khởi công, sau đó xem hướng chính của công trình nên quay về đâu để hợp với tuổi, mệnh... của gia chủ. Sau đó, gia chủ mới tiến hành xem ngày đẹp, giờ đẹp để làm lễ cúng động thổ làm nhà.

Việc thực hiện hoạt động thờ cúng xưa nay mang nặng ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh. Với quan niệm: “đất có thổ công, sông có hà bá”. Việc thực hiện động thổ với mục đích chính là để cho gia chủ thể hiện lòng thành với những vị thần linh ngự trị trên mảnh đất đó. Cầu mong quá trình thi công xây dựng được diễn ra suôn sẻ, đồng thời cũng là lời thông báo về việc bắt đầu xây dựng một công trình. Về mặt tinh thần, điều này sẽ mang ý nghĩa khiến cho những người thực hiện cảm thấy an tâm, phấn khởi và tâm huyết hơn với công việc. Ngoài ra, với những ngôi nhà, việc này sẽ giúp gia chủ cảm thấy an lành, để quá trình xây nhà cửa được suôn sẻ. Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động gì đụng chạm đến đất đai thì phải thông báo với thổ địa để thể hiện sự tôn kính. Đồng thời cầu xin thần linh ban cho phước lành, mọi điều suôn sẻ khi tiến hành thi công.

Mặt khác, đây còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình. Cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị của dự án trên thị trường. Tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư, thu hút vốn từ đối tác tiềm năng và sự chào đón của những khách hàng tiềm năng. Điều này đòi hỏi công tác chuẩn bị thực hiện tổ chức đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Một sơ sót nhỏ cũng có thể khiến cả chương trình không được trọn vẹn. Ý nghĩa của động thổ là tạo ra một mặt bằng đất mới để phục vụ cho các công trình xây dựng và cải tạo đô thị. Việc động thổ có thể tạo ra một môi trường sống mới cho con người, tạo ra các khu vực xanh và không gian công cộng mới, tăng cường độ an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông, và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Tuy nhiên, hoạt động động thổ cũng có thể gây ra mất mát đất đai và môi trường, gây ra ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, do đó cần được thực hiện với các biện pháp bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

4. Nghi thức tổ chức lễ động thổ

Nghi lễ động thổ là một phần quan trọng trong truyền thống xây dựng nhà ở của nhiều dân tộc trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Dưới đây là một số bước cơ bản thực hiện nghi lễ động thổ khi xây nhà:

- Lựa chọn ngày giờ: Nghi lễ động thổ thường được tiến hành vào ngày lễ Tết, hoặc những ngày được xem là may mắn trong lịch vạn niên. Trong nghi lễ, người ta cũng cần lựa chọn giờ tốt để thực hiện động thổ.

- Chuẩn bị nơi động thổ: Nơi động thổ cần được tạo ra trước khi nghi lễ diễn ra. Đây là nơi mà người ta sẽ đào bới đất và di chuyển nó sang một vị trí khác để tạo ra mặt bằng đất mới cho việc xây dựng nhà.

- Thực hiện nghi lễ: Nghi lễ động thổ bao gồm các bước như khai quang đất, xác định hướng đất, xác định vị trí cửa chính và đặt cọc khởi công. Người thợ xây dựng sẽ thực hiện các bước này theo truyền thống và tín ngưỡng của từng vùng miền.

- Bảo vệ môi trường: Trong quá trình động thổ, người ta cần phải đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Việc đào bới đất và di chuyển nó có thể gây ra sạt lở đất và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do đó, người ta cần phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện đúng cách. Khởi công xây dựng: Sau khi hoàn thành nghi lễ động thổ, công trình xây dựng nhà mới được khởi công và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

- Chọn thời điểm tốt: Trước khi động thổ công trình, cần phải xem xét khía cạnh ngày giờ tháng tốt vì điều này vô cùng quan trọng. Đồng thời việc chọn ngày giờ cũng cần phải hợp với tuổi của gia chủ là người đại diện cho công trình thi công xây dựng. Nếu như gia chủ không hợp tuổi xây nhà thì có thể mượn tuổi của người hợp tuổi.

- Chuẩn bị vật phẩm để thực hiện động thổ: Sau khi đã chọn được ngày giờ tháng tốt, tiếp theo cần chuẩn bị các vật phẩm cúng lễ như hoa quả, vàng bạc,… Lễ động thổ để khởi công xây dựng nhà ở thường bao gồm vật lễ như sau:

+ 1 con gà trống luộc (hoặc có thể là heo quay)

+ 1 đĩa xôi (xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi trắng)

+ 1 con cua (hoặc tôm luộc) 3 quả trứng luộc (có thể là trứng vịt lộn)

+ 1 miếng thịt heo luộc

+ 1 chén muối trắng

+ 1 chén gạo tẻ

+ 3 ly nước trà

+ 1 ly rượu trắng hoặc nước trắng

+ 1 đĩa trái cây thường là ngũ quả Bình hoa (hoa cúc, lay ơn, đồng tiền,…)

+ Nến Bánh kẹo các loại Vàng bạc, giấy mã Và một bó nhang

Như vậy, nghi lễ động thổ không chỉ là một nghi thức truyền thống mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng nhà ở, đảm bảo sự an toàn và bảo vệ môi trường.

- Trình tự tiến hành lễ động thổ

+ Đối với gia chủ: Vào thời điểm tốt đã chọn, gia chủ sẽ bài biện tất cả lễ vật đã chuẩn bị lên một chiếc mâm nhỏ. Sau đó đặt lên một cái bàn giữa công trình. Nếu là động thổ đào móng nhà, sau khi đã dọn mặt bằng thì đặt mâm lễ trên bàn nằm giữa khu đất để làm lễ cúng đào móng. Thắp 2 cây nến và 7 cây nhang với nam, 9 cây với nữ. Tiếp theo cắm 3 cây nhang trên mâm, 3 cây dưới đất và 1 cây để vái (với nữ là 3 cây). Khi làm lễ quần áo phải chỉnh tề, thắp nhang đen, vái bốn phương tám hướng rồi quay vào mâm lễ để cầu khấn. Sau khi khấn vái, nhang tàn, gia chủ hóa tiền vàng, giấy mã và rải muối gạo. Tự tay động thổ bằng cách cuốc mấy nhát vào chỗ đào móng.

+ Đối với đơn vị thi công xây dựng: Gia chủ cúng xong, đơn vị thi công cũng vò thắp nhang và khấn. Nên nhớ, ngoài việc khấn cúng thần hoàng, thổ địa thì cần khấn thêm tổ nghề cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Sau khi nhang đã tàn, gia chủ sẽ đổ các chén rượu, nước ra công trình, đốt giấy mã, rải gạo muối, bánh kẹo ra công trình. Hoa cắm xuống đất chứ không được mang về nhà. Cuối cùng, gia chủ sẽ tự tay đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Lưu ý viên gạch phải đúng vị trí và không thay đổi hoặc di chuyển trong quá trình thi công.

5. Những lưu ý khi tiến hành lễ động thổ

Chọn ngày giờ tốt để cúng động thổ Việc lựa chọn ngày giờ để cúng động thổ là vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm các thầy để xem ngày, tháng tốt và giờ hoàng đạo hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Gia chủ tuyệt đối không nên xây nhà vào năm tuổi hạn Kim Lâu, Hoang Ốc. Ngoài ra cần tránh làm lễ cúng động thổ vào những ngày xấu như: Hắc đạo, kiếp sát, trùng tang, trùng tu … Trình tự cúng động thổ Gia chủ sắp xếp những lễ vật trên một chiếc bàn nhỏ và lựa chọn một nơi tốt nhất ở giữa khu đất động thổ. Sau đó thắp 2 cây đèn cầy và đốt 7 cây nhang nếu gia chủ là nam, và 9 cây nhang nếu gia chủ là nữ. Sau đó, cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất, 1 cây (hoặc 3 cây đối với phụ nữ). Tiếp theo, gia chủ thắp nhang vái lạy bốn phương, tám hướng, sau đó hướng về mâm lễ và đọc bài khấn lễ cúng động thổ. Sau khi đọc xong, hương khói gần như tắt và gia chủ quay sang rải tiền vàng, đồ mã và rắc muối gạo rồi tự tay cuốc đất hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào công trình để xin được động thổ. Ngay sau đó, thợ xây dựng có thể bắt đầu thi công.

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái - đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái). (Nếu mượn tuổi làm nhà: trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

- Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.

- Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2... và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.

- Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch)

Đánh giá

0

0 đánh giá