Mẫu Công văn phúc đáp 2024 MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu Công văn phúc đáp 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu công văn phúc đáp giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu Công văn phúc đáp 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu Công văn phúc đáp

Mẫu Công văn phúc đáp – Mẫu 1

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

—————

Số: ………./CV-….

V/v: ……………(1)…………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày …. tháng …….. năm …….

 

Kính gửi:…………… (2)……

Căn cứ công văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp... về vấn đề……(3)……

Chúng tôi xin trả lời như sau:…………(4)…………………

............................................................................................

Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn) ..............cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
–…………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)

(Ký, đóng dấu)

Địa chỉ: Số nhà……… đường….., phường/xã……., quận/huyện…………., tỉnh /thành phố………

Điện thoại: ….…………… , Fax: …….……

Email: …………..…… ; Website: ………… (nếu có).

Mẫu Công văn phúc đáp 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1)

Mẫu Công văn phúc đáp – Mẫu 2

CÔNG TY……….

PHÒNG…………….

Số:…../CV-……..

V/v phúc đáp………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày…. tháng….. năm……..

Kính gửi: Công ty ………

Ngày…. tháng…. năm……, Công ty/Cơ quan/chúng tôi/… đã nhận được Văn bản……………. (văn bản mà bạn dùng công văn này để trả lời) yêu cầu chúng tôi trả lời/đưa ra lý do/… .

Do vậy, tôi làm Công văn……… để phúc đáp lại …………….. của Quý công ty/cơ quan/Ông/Bà…

Về yêu cầu……………….. của Quý công ty/cơ quan/Ông/Bà…, (chúng) tôi trả lời như sau:………….

Về yêu cầu……………….. của Quý công ty/cơ quan/Ông/Bà…, (chúng) tôi trả lời như sau:………….

(Chúng) tôi trả lời để Quý công ty/cơ quan/Ông/Bà……….. được biết.

(Chúng) tôi xin cam đoan những thông tin mà (chúng) tôi đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật khách quan. Nếu sai, (chúng) tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:

– Ban Giám đốc/…;

– Lưu VT (……).

TRƯỞNG PHÒNG…….

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

2. Thế nào là Công văn phúc đáp? Được dùng để làm gì?

Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm vụ của mình.

Công văn phúc đáp là văn bản được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để trả lời các vấn đề do chủ thể có thẩm quyền đặt ra. Trong một số trường hợp, Công văn phúc đáp còn được sử dụng để trả lời các câu hỏi, đề nghị từ một cá nhân, tổ chức khác.

Công văn phúc đáp là văn bản được dùng tương đối phổ biến trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, nhất là trong cơ quan Nhà nước, đây được coi là phương tiện giao tiếp giữa cấp dưới với cấp trên hoặc với công dân.

Ngoài ra, Công văn phúc đáp có thể được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với mỗi lĩnh vực, Công văn phúc đáp sẽ được soạn thảo nội dung sao cho phù hợp với những mục đích khác nhau.

Cũng cần lưu ý, Công văn phúc đáp không bắt buộc do đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.

Về hiệu lực của Công văn, do Công văn phúc đáp không có hiệu lực thi hành nên Công văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế.

3. Hướng dẫn cách soạn Công văn phúc đáp đúng chuẩn Mẫu số 1

(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;

(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;

(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;

(4) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận công văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả lời lại; Tùy từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có những nội dung trả lời tương ứng, phù hợp;

(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;

(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay ( như Giấy ủy quyền).

4. Khi nào sử dụng công văn phúc đáp

Công văn phúc đáp được sử dụng khi cần phản hồi lại thông tin, đề xuất, yêu cầu hoặc thư từ từ phía bên ngoài đến tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hay cá nhân. Các trường hợp cụ thể bao gồm:

–  Phản hồi lại yêu cầu, đề xuất của khách hàng hoặc đối tác thương mại.

–  Phản hồi lại yêu cầu, đề xuất của cơ quan chức năng hoặc đối tác chính phủ.

–  Phản hồi lại các thông tin, đề xuất hay yêu cầu được gửi qua thư từ, email hoặc các kênh liên lạc khác.

–  Xác nhận các thông tin, đề xuất hoặc yêu cầu được gửi đến.

Công văn phúc đáp có tính chất chính thức, giúp xác nhận thông tin đã được tiếp nhận, giải quyết các vấn đề được đưa ra và đưa ra kết quả của quá trình xử lý, giải quyết vấn đề. Ngoài những trường hợp đã nêu, công văn phúc đáp cũng thường được sử dụng trong các trường hợp sau

–  Xác nhận việc tiếp nhận, thực hiện hoặc hoàn thành một yêu cầu, đề xuất hoặc thủ tục từ phía khách hàng hoặc đối tác.

–  Thông báo kết quả xử lý, giải quyết các vấn đề, thắc mắc hay khiếu nại từ phía khách hàng hoặc đối tác.

–  Yêu cầu thêm thông tin hoặc giải thích về một vấn đề được đưa ra.

–  Đề xuất các giải pháp hoặc ý kiến từ phía tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan để giải quyết các vấn đề hoặc yêu cầu đưa ra.

–  Xác nhận chính xác về các thông tin, số liệu, hợp đồng, thủ tục hoặc văn bản khác được đưa ra.

–  Gửi lời cảm ơn đến phía người gửi thông tin, đề xuất hay yêu cầu.

Tùy vào mục đích và nội dung cụ thể của thông tin, đề xuất hay yêu cầu từ phía người gửi, công văn phúc đáp có thể có nội dung và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, những thông tin cơ bản cần bao gồm trong một công văn phúc đáp vẫn giữ nguyên.

5. Lưu ý khi soạn thảo công văn phúc đáp, trả lời:

Khi trình bày công văn phúc đáp hay trả lời, bạn cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo tính chính xác và chuyên nghiệp của nội dung:

–  Xác định rõ mục đích, nội dung của công văn phúc đáp: Trước khi bắt đầu trình bày, bạn cần xác định rõ mục đích và nội dung của công văn phúc đáp để có thể trình bày đầy đủ và chính xác.

–  Phân tích và đánh giá thông tin, yêu cầu hay đề xuất: Bạn cần phân tích và đánh giá kỹ thông tin, yêu cầu hay đề xuất từ phía người gửi để có thể trả lời đầy đủ và hợp lý.

–  Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp, lịch sự: Khi trình bày nội dung của công văn phúc đáp, bạn cần sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp, lịch sự, tránh sử dụng ngôn từ thô tục, thô bạo hoặc thiếu chính xác.

–  Đưa ra các giải pháp, ý kiến hoặc hướng dẫn cụ thể: Trong công văn phúc đáp, bạn cần đưa ra các giải pháp, ý kiến hoặc hướng dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng yêu cầu đưa ra.

–  Kiểm tra lại nội dung trước khi gửi đi: Trước khi gửi công văn phúc đáp, bạn cần kiểm tra lại nội dung để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.

–  Trả lời đầy đủ, chính xác và trong thời hạn: Trong công văn phúc đáp, bạn cần trả lời đầy đủ, chính xác và trong thời hạn đề ra để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả của công văn phúc đáp.

Đánh giá

0

0 đánh giá