Với giải Vận dụng trang 118 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Vận dụng trang 118 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin và viết báo cáo ngắn về một mô hình trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
Lời giải:
Mô hình rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ
Xây dựng được 18 ha (06 ha/tỉnh x 03 tỉnh) mô hình trên các tuyến ngoài (mô hình rừng ngập mặn tại Cửa Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), mô hình tuyến giữa (ở Lệ Thủy, Quảng Bình và Triệu Phong, Quảng Trị) và mô hình tuyến giáp đồng, kết hợp sản xuất cây nông nghiệp (ở Cẩm Dương, Hà Tĩnh; Lệ Thủy, Quảng Bình và huyện Triệu Phong, Quảng Trị).
Các cây trồng ở các mô hình sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt cây rừng ngập mặn (cây Bần chua) sau 27 tháng tuổi, cây sinh trưởng bình quân cao trên 2,5 m; mô hình trồng rừng vùng cát bằng cây Keo lá liềm ở cả 3 tỉnh đều sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt ở Cẩm Dương, Hà Tĩnh, cây Keo lá liềm sinh trưởng về chiều cao bình quan trên 2,8 m, đã khép tán phát huy tốt chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát, bảo vệ sản xuất cây nông nghiệp phía trong. Các đai rừng phòng hộ ven biển có vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt môi trường sinh thái mà còn cả về mặt kinh tế, xã hội; giảm thiểu các tác hại của thiên tai, bão lũ, hạn chế cát bay, hoang mạc hóa, xâm thực mặn, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hệ lụy kéo theo.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 113 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 30. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên