Với giải Câu hỏi trang 113 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Câu hỏi trang 113 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
- Nêu một số đặc điểm dân số của Bắc Trung Bộ.
Lời giải:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích khoảng 51,2 nghìn km2, gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
+ Có vùng biển rộng lớn, hệ thống đầm, phá tiêu biểu như Tam Giang – Cầu Hai, nhiều đảo, quần đảo như quần đảo Hòn Mê, đảo Biện Sơn, đảo Cồn Cỏ,…
+ Giáp với một số vùng kinh tế của nước ta và nước láng giềng Lào.
=> Vị trí thuận lợi cho việc kết nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng.
- Đặc điểm dân số:
+ Năm 2021, số dân khoảng 11,2 triệu người (chiếm 11,3% dân số cả nước), mật độ dân số 218 người/ km2.
+ Dân cư tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây.
+ Có nhiều thành phần dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Tày,… Tỉ lệ dân thành thị chiếm 25,5% dân số, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,9%.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 113 Địa Lí 12: Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, nước ta được quy hoạch thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông cửu Long. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Với đặc trưng địa hình có sự phân hóa rõ nét từ núi – đồi ở phía tây đến đồng bằng – biển – đảo ở phía đông, Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; từ đó tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian. Vậy Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế như thế nào và những đặc điểm nổi bật gì về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?...
Câu hỏi trang 113 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 114 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Bắc Trung Bộ....
Câu hỏi trang 116 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp của Bắc Trung Bộ....
Câu hỏi trang 117 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ....
Câu hỏi trang 118 Địa Lí 12: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về thủy sản của Bắc Trung Bộ....
Luyện tập 1 trang 118 Địa Lí 12: Cho một số ví dụ cụ thể về thế mạnh đối với sự hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ....
Luyện tập 2 trang 118 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 27.3, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2010 – 2021....
Vận dụng trang 118 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin và viết báo cáo ngắn về một mô hình trồng rừng ở Bắc Trung Bộ....
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế biển dối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 30. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.