Với giải Câu hỏi trang 107 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Câu hỏi trang 107 Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng.
- Nêu đặc điểm dân số của vùng.
Lời giải:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 21,3 nghìn km2, gồm 11 tỉnh và thánh phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh. Có 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
+ Có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ, hệ thống các đảo, quần đảo như Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà,…
+ Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước.
+ Có nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội là Thủ đô.
+ Tiếp giáp Trung Quốc, giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
=> Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, giao thương với các nước trong khu vực và các vùng trong cả nước.
- Đặc điểm dân số:
+ Năm 2021, số dân khoảng 23,2 triệu người (chiếm 23,6% dân số cả nước), mật độ dân số cao (1091 người/km2). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,07.
+ Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và các dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Dao,…
+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 37,6%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 49,2 dân số.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 107 Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 110 Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 111 Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 30. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên