Quá trình hình thành, các nguồn lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

76

Với giải Câu hỏi trang 160 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Câu hỏi trang 160 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 32.2, hãy trình bày:

- Quá trình hình thành, các nguồn lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Thực trạng phát triển của vùng.

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 32.2, hãy trình bày: Quá trình hình thành, các nguồn lực

Lời giải:

- Quá trình hình thành: thành lập năm 1997, bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004 bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Năm 2021, diện tích vùng khoảng 28 nghìn km2, số dân là 6,6 triệu người.

- Nguồn lực phát triển:

+ Nằm ở vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây. Là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và các nước láng giềng (Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan).

+ Không gian biển rộng, tài nguyên biển phong phú tạo thuận lợi phát triển kinh tế biển; khoáng sản có cao lanh, cát thủy tinh,… chất lượng tốt; có tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời,…

+ Người dân có truyền thống cần cù, tinh thần cách mạng. Có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn), là những thế mạnh phát triển du lịch. Hệ thống giao thông khá hiện đại, gồm các quốc lộ, cao tốc (quốc lộ 1, cao tốc Bắc – Nam,…), các cảng hàng không (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát), cảng biển (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,…),…

- Thực trạng phát triển:

+ Quy mô GRDP ngày càng tăng nhưng tỉ trọng trong GDP cả nước còn nhỏ. Cơ cấu kinh tế thiên về phát triển dịch vụ song còn chuyển dịch chậm. Năm 2021, thu hút 4% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 4,6% tổng số vốn đăng kí, đóng góp 2,6% trị giá xuất khẩu cả nước.

+ Các ngành kinh tế nổi bật: kinh tế biển (giao thông vận tải biển, dịch vụ hàng hải, du lịch biển đảo, khai thác thủy sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản); công nghiệp (sản xuất ô tô và xe có động cơ khác, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, năng lượng tái tạo,…).

Đánh giá

0

0 đánh giá