Với giải Câu hỏi trang 120 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu hỏi trang 120 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I và hình 26.1, hãy:
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Nêu khái quát đặc điểm dân số của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Lời giải:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
+ Bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích hơn 44 nghìn km2.
+ Giáp Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và nước láng giềng Lào.
+ Phía đông có vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh như quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận),…
+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số quốc gia Đông Nam Á.
=> Thuận lợi phát triển kinh tế theo hướng mở và đẩy mạnh hoạt động giao thương kinh tế với các quốc gia, các vùng kinh tế khác ở nước ta.
- Đặc điểm dân số:
+ Số dân gần 9,4 triệu người, chiếm 9,6% dân số cả nước, tỉ lệ tăng tự nhiên 0,96%.
+ Mật độ dân số 211 người/km2 (2021), phân bố dân cư khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông, dân cư tập trung đông hơn ở phía đông.
+ Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Cơ Tu, Hrê,… Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân (2021).
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 120 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I và hình 26.1, hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 26. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 28. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Bài 29. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long