Sách bài tập Địa lí 7 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên châu Đại Dương

3.5 K

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Bài tập 1 trang 70 SBT Địa lí 7: Hãy lựa chọn các cụm từ chỉ các bộ phận chính của châu Đại Dương từ các ô bên dưới và ghi vào chỗ trống (...).

Hãy lựa chọn các cụm từ chỉ các bộ phận chính của châu Đại Dương

Lời giải:

- Các bộ phận chính của châu Đại Dương

+ Chuỗi đảo Mê-la-nê-đi

+ Chuỗi đảo Mi-crô-nê-đi

+ Chuỗi đảo Pô-li-nê-di

+ Quần đảo Niu Di-len

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a

Bài tập 2 trang 70 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong SGK, hãy nối các ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp.

Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong SGK, hãy nối các ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp

Lời giải:

Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong SGK, hãy nối các ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp

Bài tập 3 trang 71 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong SGK, hãy điền các kiểu khí hậu phù hợp vào chỗ trống (...) trong hình dưới đây.

Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong SGK, hãy điền các kiểu khí hậu phù hợp vào chỗ trống

Lời giải:

Điền:

1 - Khí hậu nhiêt đới gió mùa

2 - Khí hậu nhiêt đới khô

3 - Khí hậu cận nhiệt lục địa

4 - Khí hậu cận nhiệt hải dương

6 - Khí hậu núi cao

7 - Khí hậu ôn đới hải dương

Bài tập 4 trang 71 SBT Địa lí 7: Hãy điền tên các loài động vật đặc hữu: gấu túi, căng-gu-ru, thú mỏ vịt, chuột túi vào chỗ trống (...) của các hình dưới đây cho phù hợp:

Hãy điền tên các loài động vật đặc hữu: gấu túi, căng-gu-ru, thú mỏ vịt, chuột túi vào chỗ trống

Lời giải:

Điền:

A - Gấu túi

B - Chuột túi

C - Căng-gu-ru

D - Thú mỏ vịt

Bài tập 5 trang 72 SBT Địa lí 7: Hãy sưu tầm một câu chuyện và một hình ảnh về một loài thực vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a. Ghi lại câu chuyện và dán hình ảnh minh hoạ vào các ô tương ứng:

Hãy sưu tầm một câu chuyện và một hình ảnh về một loài thực vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a

Lời giải:

Chuột túi Kangaroo sinh sống trên các sa mạc tại Úc. Chúng là loài vật thân thiện với con người, di chuyển được bằng 2 chân và chỉ có thể nhảy về phía trước. Đặc biệt, chuột túi Kangaroo là linh vật, xuất hiện trên quốc huy của nước Úc, mang ý nghĩa luôn tiến lên và không bao giờ lùi bước giống như cách di chuyển của chúng. Theo số liệu thống kê, dân số nước này trên 22 triệu người nhưng số lượng chuột túi lại hơn gấp đôi số dân tại đây. Đây là điều thu hút lượng khách du lịch hàng năm đến với quốc đảo này.

 Hãy sưu tầm một câu chuyện và một hình ảnh về một loài thực vật đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết mới:

Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di

- Lục địa Ô-xtray-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến 390N, nằm ở phía tây châu

 Đại Dương 4 phía giáp với biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Đây là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới 8.5 triệu km2

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

- Ô-xtray-li-a là 1 lục địa tương đối bằng phẳng với phía tây là cao nguyên, ở giữa là đồng bằng và bồn địa, phía đông là núi.

+ Khu vực phía Tây: có độ cao trung bình 500m với cao nguyên Kim-boc-li, hoang mạc Vich-to-ri-a Lớn.

+ Trung tâm là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.

+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtray-li-a kéo dài từ bắc xuống nam, với độ cao trung bình 600-900m ở phía bắc và cao dần về phía nam với các đỉnh cao trên 2000m

- Địa hình Niu Dilen và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4000m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, đão núi lửa là những đảo núi cao, đảo san hô là đảo thấp.

- Nhiều khoáng sản có giá trị như: đồng, vàng, dầu mỏ...phân bố tập trung ở Ô-xtray-li-a và Niu Dilen.

b. Khí hậu và sinh vật

- Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a có khí hậu khô hạn phân hóa từ bắc xuống nam từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có kiểu núi cao.

- Khí hậu phân hóa từ tây sang đông: phía đông là kiểu ôn đới hải dương, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt lớn và lượng mưa thấp.

- Giới sinh vật phong phú và độc đáo (75% là loài địa phương). Động vật: thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài có vú, chim. Thực vật các loài cây bản địa như keo hoa vàng, bạch đàn, tràm, phía nam phát triển rừng nhiệt đới trên đảo Ta- xma-ni-a.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương- Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá