Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19 (Cánh diều): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

2.6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Câu 1 trang 41 SBT Lịch Sử 7: Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) trong bối cảnh nào sau đây?

A. Nhà Minh đang đô hộ, cai trị hà khắc.

B. Quân Minh vừa hoàn thành xâm lược.

C. Cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ thất bại.

D. Lực lượng quân Minh đã bị suy yếu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 41 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu khởi nghĩa (1418 - 1423)?

A. Liên tục bị quấn Minh bao vây, tấn công.

B. Nhiều lần phải rút chạy lên núi Chí Linh.

C. Bị thiếu thốn về lương thực và quân số.

D. Bộ Chỉ huy nghĩa quân mâu thuẫn nội bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 41 SBT Lịch Sử 7: Để khôi phục và bảo toàn lực lượng, năm 1423, Lê Lợi đã có hành động nào sau đây?

A. Bất ngờ tập kích vào doanh trại quân Minh.

B. Phá vòng vây thoát khỏi tình thế nguy khốn.

C. Đề nghị hòa hoãn với quân Minh.

D. Chuyển quân ra phía bắc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 41 SBT Lịch Sử 7: Trong giai đoạn phản công (1426 - 1427), chiến thắng tiêu biểu nào sau đây của nghĩa quân Lam Sơn có tác động lớn buộc nhà Minh phải rút quân về nước?

A. Chi Lăng (Lạng Sơn) và Xương Giang (Bắc Giang).

B. Tốt Động và Chúc Động (Hà Nội).

C. Chi Lăng (Lạng Sơn) và Bạch Đằng (Hải Phòng)

D. Đông Quan (Hà Nội) và Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 42 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây đánh giá đúng về vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Sáng tạo kể “Thanh dã” trong cuộc khởi nghĩa.

B. Viết bài Bình Ngô đại cáo để khích lệ quân sĩ.

C. Tổ chức mai phục quân Minh ở thành Tây Đô.

D. Là tổng chỉ huy lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 trang 42 SBT Lịch Sử 7: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chấm dứt vai trò của nhà Minh trong lịch sử.

B. Đưa tới sự thành lập của vương triều Lê sơ.

C. Chấm dứt hơn 30 năm cai trị của nhà Minh.

D. Làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 42 SBT Lịch Sử 7: Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) và cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này.

Lời giải:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.

+ Vai trò lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của Bộ Chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích..

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn độc lập dân tộc;

+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ.

+ Mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài,…

Câu 8 trang 42 SBT Lịch Sử 7: Quan sát hình 19 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi theo các gợi ý: tiểu sử, vai trò và đóng góp đổi với lịch sử dân tộc....

Quan sát hình 19 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi

Lời giải:

- Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (Chí Linh, Hải Dương ngày nay), sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội ngày nay).

- Ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ.

- Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ngay từ những buổi đầu, trở thành mưu sĩ của nghĩa quân, giúp Lê Lợi bày tính mưu kế, soạn thảo văn thư ngoại giao với quân Minh,...

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của nhà Lê sơ.

- Nguyễn Trãi có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam. Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO ghi danh là Danh nhân Văn hoá Thế giới.

Câu 9 trang 43 SBT Lịch Sử 7: Nối thời gian ở cột A với nội dung chính ở cột B sao cho đúng

Nối thời gian ở cột A với nội dung chính ở cột B sao cho đúng

Lời giải:

Ghép nối:

1- C

2 - D

3 - A

4 - B

Câu 10 trang 43 SBT Lịch Sử 7: Nối ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng khi nói về công lao của các nhân vật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nối ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng khi nói về công lao của các nhân vật

Lời giải:

1 - A, C, H

2 - D

3 - E,

4 - B

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều (ảnh 1)

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều (ảnh 1)

- Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

+ 3 lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423.

+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh, xây dựng lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424 – 1426)

- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô. Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành thắng lợi .

- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427)

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều (ảnh 1)

a. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

- Cuối năm 1426, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan 5 vạn quân Minh, Vương Thông tháo chạy về thành Đông Quan.

Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều (ảnh 1)

b. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)

* Diễn biến:

- Tháng 10 -1427, đưa 15 vạn viện binh từ TQ sang chia làm 2 đạo:

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.

 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết tại ải Chi Lăng.

- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.

Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Cánh diều (ảnh 1)

* Kết quả

- Mộc Thạnh sợ hãi rút chạy về nước. Vương Thông chấp nhận giảng hòa.

- Ngày 10 - 12 - 1427, diễn ra hội thề Đông Quan giữa bộ chỉ huy Lam Sơn và đại diện quân Minh.

- Ngày 3 - 1 - 1428, quân Minh rút về nước.

=> Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử:

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá