TOP 20 Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5 - 7 câu) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây, trích dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp: "Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh."

5+ Nghị luận Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 1

Bình luận về tài năng của Nguyễn Dữ khi xây dựng hình tượng người phụ nữ trong văn bản “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Theo công thức thông thường, người phụ nữ trong xã hội xưa là những người phụ nữ đẹp, có đủ công dung ngôn hạnh. Thậm chí họ còn có tài năng. Đáng ra cần được trân trọng. Nhưng những lễ giáo phong kiến lại ràng buộc và chà đạp họ không thương xót, họ phải chịu những bất công ngang trái và bi kịch, thậm chí là cả cái chết. Nguyễn Dữ đã vượt qua khuôn mẫu thông thường, thể hiện tấm lòng trân trọng ngợi ca với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Nhà văn đã lên tiếng nói bênh vực và thể hiện niềm tin vào họ. Vũ Nương đẹp, công dung ngôn hạnh nhưng chịu số phận bi kịch. Phải sống người chồng hồ đồ độc đoán gia trưởng như Trương Sinh, nên cái chết là tất yếu. Nhưng Vũ Nương khi chết đi, được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Người phụ nữ bị oan thì nhất định được giải oan, ngay ở kiếp này chứ không phải ở kiếp khác. Đây chính là điểm mới, vượt qua công thức, khuôn mẫu thông thường về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 2

Trong “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữ đã cho thấy cái tài của mình trong việc sử dụng những điển tích, điển cố, từ những truyền kỳ trong dân gian, ông thẳng thắn và dũng cảm, tài hoa và mẫn cảm, khéo léo và hăng hái đi thẳng một mạch vào thân phận con người. Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc, thấm thía cái nhìn về sự phức tạp nghiệt ngã của cuộc sống. Ông đã vượt qua khuôn mẫu thông thường, thể hiện tấm lòng trân trọng ngợi ca với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Nhà văn đã lên tiếng nói bênh vực và thể hiện niềm tin vào họ. Qua đó, Nguyễn Dữ thể hiện mong ước về cuộc sống công bằng, tốt đẹp.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 3

Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm Truyền kì mạn lục nhưng cũng chỉ với một tác phẩm này, ông đã trở thành tác gia có vị trí đặc biệt trong văn học nước nhà. Điều khiến cho Truyền kỳ mạn lục trở thành “thiên cổ kì bút” chính là ở chỗ tác phẩm đã chuyển tải, khái quát được những quy luật muôn đời, đó cũng chính là cách Nguyễn Dữ thể hiện sâu sắc, thấm thía cái nhìn về sự phức tạp, nghiệt ngã của cuộc sống. Cái tài của Nguyễn Dữ có thể nhìn nhận qua việc ông đã vượt qua khuôn mẫu thông thường, thể hiện tấm lòng trân trọng ngợi ca với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Nhà văn đã lên tiếng nói bênh vực và thể hiện niềm tin vào họ.

TOP 20 Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực (ảnh 1)

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 4

“Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh. Thật vậy, Nguyễn Dữ đã sử dụng nhiều chi tiết kỳ ảo để thể hiện ước mơ của mình về một xã hội công bằng, nơi con người tốt đẹp được đền đáp. Tuy nhiên, tác giả cũng không tô hồng thực tế, mà vẫn thể hiện những bất công, oan khuất mà con người phải chịu đựng. Sự dung hòa giữa hiện thực và ước mơ, giữa cái tồn tại và cái ảo ảnh tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Dữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của con người và gửi gắm thông điệp về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 5

Cái tài của Nguyễn Dữ có thể nhìn nhận qua việc ông đã vượt qua khuôn mẫu thông thường, thể hiện tấm lòng trân trọng ngợi ca với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Nhà văn đã lên tiếng nói bênh vực và thể hiện niềm tin vào họ. Vũ Nương đẹp, công dung ngôn hạnh nhưng chịu số phận bi kịch. Phải sống người chồng hồ đồ độc đoán gia trưởng như Trương Sinh, nên cái chết là tất yếu. Nhưng Vũ Nương khi chết đi, được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Người phụ nữ bị oan thì nhất định được giải oan, ngay ở kiếp này chứ không phải ở kiếp khác. Đây chính là điểm mới, vượt qua công thức, khuôn mẫu thông thường về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 6

Nguyễn Đăng Na từng cho rằng: “Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh”. Quả thật, đây cũng chính là một nét đặc sắc mà chưa một tác phẩm truyện truyền kì nào có được. Nguyễn Dữ vốn là một nhà văn nhân đạo, ông sẽ không để nhân vật mang cốt cách đẹp phải chết vĩnh viễn. Chính vì vậy, ông mới để cho Vũ Nương được sống lại, được gặp gia đình, nhưng chỉ được đứng từ xa và biến mất trong ảo ảnh. Chính sự kết hợp ấy mới thật sự làm cho những bi kịch trong các tác phẩm của ông đau đớn, dai dẳng.

Đoạn văn nghị luận có nội dung về Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực - Mẫu 7

Nguyễn Đăng Na đã từng nhận xét rằng: “Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh.”. Điều đó đã được xác thực qua những tác phẩm mà Nguyễn Dữ chắp bút, tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong tác phẩm ấy, ông đã dung hòa được giữa hiện thực bẽ bàng đau xót và thế giới mơ ước, mà không làm mất đi tính hiện thực của cuộc sống. Đó chính là chi tiết nàng Vũ Nương xuất hiện giữa dòng sông để trò chuyện với chồng mình là Trương Sinh ở trên bờ. Giữa hai người không chỉ là dòng sông cuồn cuộn mà còn là ngăn cách giữa sự tồn tại thực chất (Trương Sinh) và cái ảo ảnh (linh hồn của Vũ Nương. Họ cùng hiện diện, tồn tại song song với nhau nhằm giúp giải oan cho người phụ nữ có số phận tội nghiệp. Nhờ vậy, mà cái tài, cái hay trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, không gian của Nguyễn Dữ đã bước lên một tầm cao mới.

Đánh giá

0

0 đánh giá