Trả lời Câu 3 trang 44 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Nỗi niềm chinh phụ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Trả lời:
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
- Chỉ ra phép đối: đi đối với về, cõi xa đối với buồng cũ chiếu chăn.
=> Tác dụng:
+ Diễn tả rõ nét hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ: người chinh phu ra chiến trường, người chinh phụ lủi thủi ở buồng cũ đợi chồng.
+ Miêu tả sâu sắc sự dấn thân vì sự nghiệp của người chinh phu và nỗi nhớ mong của người chinh phụ.
b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
- Chỉ ra phép đối: tuôn đối với trải, màu mây biếc đối với ngần núi xanh.
=> Tác dụng:
+ Trực tiếp tô đậm sự hùng vĩ, rộng lớn, trải dài của thiên nhiên.
+ Qua đó, tác giả muốn miêu tả khoảng cách xa xôi, cách trở giữa người chinh phu và người chinh phụ.
+ Làm câu thơ giàu hình ảnh hơn.
c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
- Chỉ ra phép đối: Chốn Hàm Kinh đối với Bến Tiêu Tương, còn ngoảnh lại đối với hãy trông sang.
=> Tác dụng:
+ Làm đậm nét tình cảm vợ chồng, sự ngóng trông, luôn hướng về nhau của hai người.
+ Làm câu thơ cân xứng, hài hòa.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.,,,
Câu hỏi 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống?,,,
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?,,,
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:,,,
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:,,,
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những chi tiết nào cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?,,,
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.,,,
Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì về giá trị cuộc sống?,,,
Câu 7 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?,,,
Bài tập (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:,,,
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Ngọc nữ về tay chân chủ (khuyết danh)
Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))
Thực hành tiếng Việt trang 46
Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
Thực hành tiếng Việt trang 49
Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An)