Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

2.3 K

Tài liệu soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về thể thơ song thất lục bát (nguồn gốc, các đặc điểm về hình thức, nội dung, sự phát triển của thể thơ), đồng thời khẳng định đây là thể thơ độc đáo của người Việt.

Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt | Hay nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo thông tin trong văn bản, thơ song thất lục bát ra đời khi nào?

Trả lời:

- Thể thơ song thất lục bát ra đời trong khoảng thế kỉ XV - XVI, với hai tác phẩm đầu tiên là Chi Nam ngọc âm giải nghĩa (được sáng tác vào khoảng thế kì XV) và Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn (được sáng tác năm 1505).

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đặc điểm hình thức nào giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính?

Trả lời:

Đặc điểm hình thức giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính là;

- Những câu thơ dài và ngắn đan xen.

- Mật độ tiếng gieo vần lớn (trung bình mỗi bốn tiếng có một tiếng gieo vần).

- Những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp hài hòa với nhau.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản đề cập những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát?

Trả lời:

Điểm tương đồng và khác biệt giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát:

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

 

 

Thơ song thất lục bát

Thơ lục bát

- Tương đồng ở quy luật dùng thanh điệu và cách gieo vần ở cặp câu lục bát:

+ Thanh điệu được cố định ở câu lục (các vị trí tiếng thứ 2,4,6) là bằng - trắc - bằng, thanh điệu được cố định ở câu bát (vị trí tiếng thứ 2,4,6,8) là bằng - trắc - bằng - bằng.

+ Vần chân được gieo ở cả hai câu, vần lưng được gieo ở tiếng thứ 6 (hoặc tiếng thứ 4) của câu bát.

- Thơ song thất lục bát có thêm cặp câu lục.

- Về thanh điệu cặp câu lục:

+ Chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở vị trí lẻ trong câu thơ.

- Về vần: mỗi câu thất đều có cả vần chân và vần lưng. Cứ 28 tiếng sẽ có bảy tiếng gieo vần.

- Về vần: Trong bài thơ 28 tiếng, chỉ có sáu tiếng được gieo vần.

- Không có cặp câu lục.

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo văn bản, vì sao thể thơ song thất lục bát vẫn được sử dụng để sáng tác trong thời kì hiện đại?

Trả lời:

Thể thơ song thất lục bát vẫn được sử dụng để sáng tác trong thời kì hiện đại vì:

- Vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt của thể thơ này: thể thơ song thất lục bát giàu tính nhạc điệu, giàu biểu cảm, vì vậy giúp nhà thơ dễ dàng truyền tải được cảm xúc tới người đọc bằng những câu thơ lãng mạn, tinh tế nhất.

- Thể thơ song thất lục bát luôn đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương.

Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát: “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình”.

Trả lời:

Nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát là nhận định hay và chính xác. Thể thơ song thất lục bát là thể thơ được ông cha ta sáng tạo ra, thể hiện tinh thần biết cải biên những gì đã có (văn học Trung Quốc) để sáng tạo ra những cái mới thuộc về bản thân. Thể thơ có cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh điệu vô cùng hài hòa, nhẹ nhàng, giàu tính nhạc, trở thành một trong những thể thơ đặc sắc nhất, được sử dụng nhiều nhất trong thơ văn Việt Nam. Cũng chính bởi do được người Việt tạo ra mà thể thơ này mang đậm bản sắc, cốt cách, tâm hồn của dân tộc ta. Nội dung được truyền tải trong thơ song thất lục bát thường là cảm xúc, tâm hồn sâu lắng của tác giả với quê hương, đất nước, con người. Đây cũng là đặc điểm mà ít thể thơ nào làm được.

Tóm tắt Một thể thơ độc đáo của người Việt

Văn bản đề cập đến nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát trong nền văn học của người Việt. Văn bản chỉ ra nguồn gốc, các đặc điểm về hình thức, nội dung, sự phát triển của thể thơ, qua đó nhằm khẳng định chất riêng mà thể thơ mang lại.

Bố cục Một thể thơ độc đáo của người Việt

- Phần 1 (từ đầu đến…giàu nhạc tính): Đặc điểm hình thức của thể thơ.

- Phần 2 (tiếp theo đến…cùng nhau): Nhạc tính trong thể thơ.

- Phần 3 (đoạn còn lại): khẳng định tính ứng dụng của thể thơ trong các tác phẩm nổi tiếng.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 49

Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An)

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

Củng cố, mở rộng trang 61

Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều)

Đánh giá

0

0 đánh giá