Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiến chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 1
Bốn câu thơ trên trong bài thơ Chinh phụ ngâm đã diễn tả được những tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra chiến trường ác liệt. Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” như đang lột tả khoảng cách về địa lí, nơi chốn của hai vợ chồng, đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió”, gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành “buồng cũ chiếu chăn”. Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng: “Đoái trông theo đã cách ngăn,/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”. Nàng luôn nhìn về nơi “cõi xa ấy”, nhìn qua “mây biếc”, “núi xanh” để được thấy chồng. Thiên nhiên hùng vĩ, hay tượng trưng cho sự cách ngăn giữa người chinh phu và người chinh phụ, không khiến nàng bồi hồi mong nhớ về chồng. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 2
Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Từ "cõi xa mưa gió" để chỉ những nơi khó khăn vất vả, nơi bão đạn hòn tên, nơi mạng sống luôn luôn đặt trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Còn nàng, trở lại nơi “buồng cũ chiếu chăn” nhưng giờ đây chẳng còn hơi ấm vợ chồng. Hai câu thơ đã thể hiện lên tình yêu chồng tha thiết của người phụ nữ, lo lắng chàng ở nơi xa lạ, những cũng xót thương cho số phận bi ai của chính bản thân mình. Tác giả sử dụng từ "đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ, thế nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "tuôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện nỗi xót thương não nề của người chinh phụ khi tiễn chồng đi lính.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 3
Đoạn thơ đã thể hiện nỗi lòng nhiều buồn thương, nhung nhớ của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận mạc.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Hai câu thơ xuất hiện từ ngữ xưng hô “chàng” và “thiếp”. Hai người yêu nhau nhưng người thì phải đi cõi xa xôi chẳng biết ngày về, người thì ở lại nơi cũ ôm nỗi nhớ thương. Hai vợ chồng không chỉ xa cách nhau về địa lý mà ở giữa còn ấp ủ cả nguy cơ về sự xa cách đáng sợ hơn, khi người chồng phải ra chiến trận, không biết có còn trở về được nữa hay không. Hai hình ảnh đối lập “đi” và “về” khiến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa hơn.
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Người vợ khắc khoải ngoái đầu trở lại để tìm kiếm, cố níu giữ chút dáng vẻ nào đó, nhưng tất cả đều là không thể. Những dòng mây biếc tuôn không ngừng chính là dòng lệ đau khổ, bất lực đến nghẹn ngào của người vợ. Còn ngọn núi xanh thì chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa đã ép người chồng phải rời xa gia đình, quê hương để dấn thân đến nơi nguy hiểm.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 4
Trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li đã được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh. Nhưng có lẽ, chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc. Không chỉ có người chinh phụ nổi bật trong đoạn trích mà tâm trạng của người chinh phu cũng thể hiện rất rõ ràng. Người chinh phu mang trong mình những khát vọng to lớn tuy tuổi còn trẻ lại “vốn dòng hào kiệt” tài giỏi mà mang biết bao chiến công hiển hách mà phải gác lại việc học hành mà cầm đao ra trận. Có thể hạ nhiều thành, phá tan bao thế giặc mạnh muốn lăm le cướp lấy ngôi báu. Với ý chí của chàng thì mọi việc khó khăn cũng chỉ nhẹ tựa lông hồng. Từ biệt gia đình, khoác lên “chiến bào” cũng vì nghĩa lớn. Khát vọng lớn lao vì nước mà quên thân. Tiếng sáo bắt đầu thổi báo hiệu đoàn bắt đầu ra trận, cùng với những hàng cờ bay lòng người chinh phụ lại nặng đầy cảm xúc sau chia li. Hình bóng người chinh phu cứ xa dần thì người chinh phụ lại ngẩn ngơ dõi theo nơi nhà. Sự đối lập giữa nơi chàng “mưa gió” nơi thiếp thì “chiếu chăn” khoảng cách với những vách ngăn xa xôi rẽ đôi. Nơi người chồng thì ngoảnh lại “Hàm Kinh”, chốn kinh đô, còn nàng ở lại thì trông bến “Tiêu Tương”, nơi với những đau đớn, giọt nước mắt. Dù cho hai người có chông lại phía nhau cũng chẳng thể thấy thể hiểu.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 5
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Những câu thơ trên thuộc đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ đã cho ta thấy được tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn đưa người chinh phu ra chiến trường.Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” như đang lột tả khoảng cách về địa lí, nơi chốn của hai vợ chồng, đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió”, gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành “buồng cũ chiếu chăn”. Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng: “Đoái trông theo đã cách ngăn,/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”. Nàng luôn nhìn về nơi “cõi xa ấy”, nhìn qua “mây biếc”, “núi xanh” để được thấy chồng. Thiên nhiên hùng vĩ, hay tượng trưng cho sự cách ngăn giữa người chinh phu và người chinh phụ, không khiến nàng bồi hồi mong nhớ về chồng. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên.
Đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua bốn câu thơ Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Mẫu 6
(1) Bốn câu thơ khắc họa tâm trạng của người chinh phụ sau phút tiễn chồng đến nơi xa với đầy hiểm nguy. (2) Cặp từ “đi” - “về” đối với nhau, vẽ nên khoảng cách xa xôi về địa lí giữa hai vợ chồng, và khoảng cách ấy sẽ ngày càng dài ra, dài ra mãi. (3) Sự chia li ấy khiến người chinh phụ trở nên vô cùng buồn bã, sầu khổ. (4) Nỗi đau ấy còn nhân lên gấp bội lần khi nàng trở về “buồng cũ chiếu chăn” - nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm hạnh phúc giữa nàng và chồng. (5) Sự chênh lệch, khác biệt giữa quá khứ ấm êm và hiện tại cô đơn lạnh lẽo, khiến trái tim nàng càng thêm chua xót. (6) Bởi quá âu sầu, nhớ nhung về người chồng nơi “cõi xa mưa gió”, mà nàng tìm cách “trông theo” bóng dáng người chồng, nhưng càng mong ngóng, càng trông chờ thì lại càng vô vọng. (7) Bởi giữa nàng và chồng giờ đây là “muôn màu mây biếc”, là “trải ngàn núi xanh”. (8) Những từ “muôn” và “ngàn” không chỉ con số cụ thể mà mang tính ước lệ, tượng trưng cho khoảng cách xa vời mà không thể nào vượt qua được đang tồn tại giữa hai vợ chồng. (9) Xuyên suốt bốn câu thơ trên, tác giả đã khắc họa nỗi niềm mong nhớ, buồn lo, sầu khổ đến da diết của người chinh phụ khi chồng phải đi chinh chiến nơi xa.