Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống

278

Trả lời Câu hỏi 2 trang 41 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Nỗi niềm chinh phụ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ

Câu hỏi 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống?

Trả lời:

Cách 1:

- Những cuộc tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường là tiễn đưa người khác đi một nơi xa. Trong khi tiễn đưa, hai người có cảm giác lưu luyến, không muốn xa. Sau khi xa nhau, người ở lại và người đi xa vẫn có thể liên lạc với nhau và gặp lại nhau.

- Cuộc tiễn đưa trong chiến tranh thường là cảnh người vợ, người mẹ, người con gái tiễn đưa chồng, con trai, người yêu ra chiến trường. Ngoài cảm giác lưu luyến, cả hai người còn có cảm giác đau xót, lo lắng bởi người ra chiến trường sẽ có thể bị tử trận, không bao giờ quay trở lại.

Cách 2:

- Nếu tiễn đưa trong chiến tranh mang mục đích thiêng liêng, cao cả hơn thì trong hoàn cảnh bình thường chỉ đơn giản là tiễn người đi học tập, làm việc hay sinh sống ở nơi khác. Tâm trạng tiễn đưa trong chiến tranh thường bi thương, lo lắng, xót xa trong khi tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường có thể xen lẫn nhiều cảm xúc như vui mừng, háo hức, mong chờ. Lời tiễn biệt trong chiến tranh thường tập trung vào động viên, khích lệ tinh thần chiến binh, dặn dò họ chiến đấu dũng cảm, hoàn thành nhiệm vụ, trong khi lời tiễn biệt trong hoàn cảnh bình thường thường tập trung vào lời chúc sức khỏe, may mắn, thành công trong cuộc sống mới. Cả hai loại tiễn đưa đều thể hiện tình cảm chân thành, sâu sắc của những người tiễn đưa đối với người được tiễn. Tuy nhiên, tiễn đưa trong chiến tranh mang ý nghĩa đặc biệt hơn, thể hiện tình yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm tâm của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Đánh giá

0

0 đánh giá