Với giải Câu hỏi trang 9 Địa Lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Câu hỏi trang 9 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên của nước ta.
Lời giải:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm tự nhiên của nước ta.
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á => nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào => thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các hệ sinh thái rừng thường xanh chiếm ưu thế.
- Vị trí tiếp giáp, nối liền lục địa với đại dương, liền kề các vành đai sinh khoáng => tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật có nguồn gốc từ Hoa Nam, Ấn Độ - Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a – In-đô-nê-xi-a, luồng di cư hàng năm của các loài sinh vật từ những vùng khác => thành phần loài sinh vật nước ra rất phong phú.
- Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,…=> hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lut, hạn hán,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên
Bài 4. Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường