Giải SGK Địa Lí 12 Bài 2 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1.4 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Mở đầu trang 10 Địa Lí 12: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện trong khí hậu và các thành phần tự nhiên khác như thế nào? Tính chất đó có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ra sao?

Lời giải:

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện trong khí hậu và các thành phần tự nhiên khác:

Yếu tố

Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Khí hậu

- Lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ TB năm cao.

- Lượng mưa lớn, độ ẩm lớn.

- Gió mùa

Địa hình

- Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị thay đổi.

- Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính hình thành địa hình.

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.

- Chế độ nước theo mùa.

Đất và sinh vật

- Đất: quá trình feralit

- Sinh vật: thảm thực vật rừng sinh khối lớn, năng suất sinh học cao. Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường canh.

 

- Ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống:

+ Đối với sản xuất: ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp; thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác; thiên tai, sự phân mùa khí hậu; khó khăn bảo dưỡng máy móc, thiết bị, bảo quản nông sản,…

+ Đối với đời sống: nhìn chung thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt, một số khó khăn: thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới,…

I. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

- Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy: Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Lời giải:

- Các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao: toàn bộ lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương. Nhiệt độ TB năm trên cả nước đều trên 20°C (trừ vùng núi cao), tổng số giờ nắng năm dao động từ 1400 – 3000 giờ tùy nơi.

+ Lượng mưa, độ ẩm lớn: lượng mưa TB năm từ 1500 -2000 mm, vùng núi cao và sườn núi chắn gió lượng mưa đạt 3500 – 4000 mm. Độ ẩm tương đối của không khí TB hàng năm từ 80 – 85%, cân bằng ẩm luôn dương.

+ Gió mùa: gió Tín phong hoạt động quanh năm, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa là gió mùa đông và gió mùa hạ.

• Gió mùa đông: từ T11 – T4 năm sau, gió mùa hướng đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn.

• Gió mùa hạ: từ T5 – T10, gió mùa hướng tây nam, đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, giữa và cuối mùa hạn, gây mưa lớn và kéo dài cho các cùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới và bão gây mưa vào mùa hạ trên cả nước.

=> Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất tạo nên sự phân mùa khí hậu Việt Nam. Miền Bắc có 2 mùa khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

+ Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc

+ Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.

+ Vị trí nằm liền kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào.

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Lời giải:

- Các quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình bị thay đổi. Ở một số khu vực đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các dạng hang động, thung khô và các cánh đồng các-xtơ (Quảng Bình, Hà Giang, Ninh Bình,…)

- Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành địa hình Việt Nam

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, bào mòn, hiện tượng sạt lở đất diễn ra trên các sườn đồi, sườn núi vào mùa mưa lũ khá phổ biến.

+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng: hình thành các đồng bằng hạ lưu sông, ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long có những khu vực hàng năm mở rộng ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi ở nước ta.

Lời giải:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Tổng lượng nước của sông ngòi khoảng 839 tỉ m3/năm. Tổng lượng phù sa các hệ thống sông khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước chia thành 2 mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thay đổi thất thường.

Câu hỏi trang 15 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 4, hãy trình bày biểu hiện của đất và sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Lời giải:

- Đất:

+ Quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình feralit, điều kiện nhiệt ẩm cao tạo ra lớp đất dày, mưa nhiều làm rửa trôi các chất badơ dễ tan, làm đất chua và tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng => đất feralit đỏ vàng.

+ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp => đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Một số nơi trung du miền núi có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc làm cho đất fearalit tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.

- Sinh vật:

+ Thảm thực vật rừng có lượng sinh khối lớn và năng suất sinh học cao. Trong rừng, thành phần thực, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới: Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu,… Động vật là các loài chim, thú nhiệt đới: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng,…

+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Có các loại rừng nhiệt đới gió mùa khác nhau, từ rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, trảng cỏ, cây bụi,…

II. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

Câu hỏi trang 16 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.

Lời giải:

- Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

+ Lượng nhiệt ẩm, ánh sáng, nguồn nước dồi dào, đất màu mỡ => phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng quanh năm, tạo điều kiện tăng vụ, tăng năng suất, tạo tiền đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Khí hậu phân hóa tạo nên cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các vùng lãnh thổ khác nhau; bên cạnh cây trồng nhiệt đới còn phát triển cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, lê, mận),… các cây dược liệu quý.

+ Tính thất thường của thời tiết gây khó khăn cho hoạt động canh tác, kế hoạch mùa vụ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng đến sản xuất các ngành kinh tế khác:

+ Tạo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,… các hoạt động khai thác, xây dựng,…

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự phân mùa khí hậu.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp,…

- Ảnh hưởng đến đời sống:

+ Nhìn chung thuận lợi cho đời sống con người, các hoạt động sinh hoạt diễn ra quanh năm, lượng mưa lớn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sinh hoạt.

+ Gây ra nhiều khó khăn: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên diễn ra, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, gây thiệt hại về người và tài sản,…; nền nhiệt, ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các bệnh nhiệt đới phát triển, gây ra những dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe và đời sống người dân.

Luyện tập trang 16 Địa Lí 12: Phân tích tác động của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ tới đặc điểm khí hậu nước ta.

Lời giải:

- Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á => khí hậu mang tính chất nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.

- Vị trí nằm liền kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào => khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm.

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài từ Bắc vào Nam => khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

- Lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông – tây => khí hậu có sự phân hóa khác biệt giữa phía đông và phía tây.

Vận dụng trang 16 Địa Lí 12: Tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nơi em sống.

Lời giải:

Thời tiết bất thường ảnh hưởng lớn đến năng suất nông sản ở Bình Phước

Nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa và mưa cường độ cao cục bộ ở một số nơi đã gây ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa, đậu trái của một số cây trồng như điều, tiêu... Biến động thời tiết (nắng hạn, mưa trái mùa đan xen) từ trước Tết Nguyên đán 2022 đến nay đã tác động mạnh đến cây trồng và năng suất cây trồng như làm giảm năng suất cây điều, xoài, hồ tiêu, cà phê... khiến nhiều nông dân lo lắng. Vụ thu hoạch năm 2022, cây điều vào vụ trễ gần hai tháng so với mọi năm. Nguyên nhân do mưa trái mùa xuất hiện nhiều, nhiều nơi mưa lớn ngay thời điểm điều ra hoa khiến đợt hoa đầu của các vườn điều không đậu trái hoặc không có năng suất. Mưa liên tục, xuất hiện sương mù, sâu bệnh gây hại khiến người trồng điều thấp thỏm. Không những vậy, khi cây điều gặp mưa trái mùa, gặp sâu bệnh khiến cho chất lượng điều tươi giảm, giá thu mua cũng giảm, gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Biến động thời tiết làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, điều này cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến và xuất khẩu.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Bài 4. Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam

Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Bài 6. Dân số Việt Nam

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

I. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1. Khí hậu

Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao: toàn bộ lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương. Nhiệt độ TB năm trên cả nước đều trên 20°C (trừ vùng núi cao), tổng số giờ nắng năm dao động từ 1400 – 3000 giờ tùy nơi.

b) Lượng mưa, độ ẩm lớn: lượng mưa TB năm từ 1500 -2000 mm, vùng núi cao và sườn núi chắn gió lượng mưa đạt 3500 – 4000 mm. Độ ẩm tương đối của không khí TB hàng năm từ 80 – 85%, cân bằng ẩm luôn dương.

c) Gió mùa: gió Tín phong hoạt động quanh năm, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông: từ T11 – T4 năm sau, gió mùa hướng đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn.

- Gió mùa mùa hạ: từ T5 – T10, gió mùa hướng tây nam, đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, giữa và cuối mùa hạn, gây mưa lớn và kéo dài cho các cùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới và bão gây mưa vào mùa hạ trên cả nước.

⇒ Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất tạo nên sự phân mùa khí hậu Việt Nam. Miền Bắc có 2 mùa khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

+ Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc

+ Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.

+ Vị trí nằm liền kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào.

2. Địa hình

- Các quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình bị thay đổi. Ở một số khu vực đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các dạng hang động, thung khô và các cánh đồng các-xtơ (Quảng Bình, Hà Giang, Ninh Bình,…)

- Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành địa hình Việt Nam

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, bào mòn, hiện tượng sạt lở đất diễn ra trên các sườn đồi, sườn núi vào mùa mưa lũ khá phổ biến.

+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng: hình thành các đồng bằng hạ lưu sông, ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long có những khu vực hàng năm mở rộng ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.

3. Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Tổng lượng nước của sông ngòi khoảng 839 tỉ m3/năm. Tổng lượng phù sa các hệ thống sông khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước chia thành 2 mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thay đổi thất thường.

4. Đất và sinh vật

a) Đất:

- Quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình feralit, điều kiện nhiệt ẩm cao tạo ra lớp đất dày, mưa nhiều làm rửa trôi các chất badơ dễ tan, làm đất chua và tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng ⇒ đất feralit đỏ vàng.

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp ⇒ đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Một số nơi trung du miền núi có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc làm cho đất fearalit tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.

b) Sinh vật:

- Thảm thực vật rừng có lượng sinh khối lớn và năng suất sinh học cao. Trong rừng, thành phần thực, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới: Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu,… Động vật là các loài chim, thú nhiệt đới: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng,…

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Có các loại rừng nhiệt đới gió mùa khác nhau, từ rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, trảng cỏ, cây bụi,…

II. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

- Lượng nhiệt ẩm, ánh sáng, nguồn nước dồi dào, đất màu mỡ ⇒ phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng quanh năm, tạo điều kiện tăng vụ, tăng năng suất, tạo tiền đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khí hậu phân hóa tạo nên cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các vùng lãnh thổ khác nhau; bên cạnh cây trồng nhiệt đới còn phát triển cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, lê, mận),… các cây dược liệu quý.

- Tính thất thường của thời tiết gây khó khăn cho hoạt động canh tác, kế hoạch mùa vụ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

b) Ảnh hưởng đến sản xuất các ngành kinh tế khác:

- Tạo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,… các hoạt động khai thác, xây dựng,…

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự phân mùa khí hậu.

- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp,…

c) Ảnh hưởng đến đời sống:

- Nhìn chung thuận lợi cho đời sống con người, các hoạt động sinh hoạt diễn ra quanh năm, lượng mưa lớn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sinh hoạt.

- Gây ra nhiều khó khăn: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên diễn ra, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, gây thiệt hại về người và tài sản,…; nền nhiệt, ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các bệnh nhiệt đới phát triển, gây ra những dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe và đời sống người dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá