Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo
Đề bài: Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo có thể làm thay phần việc của con người ở một số lĩnh vực.
Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo - Mẫu 1
Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 ….. Trường THPT …………………….
Khi AI phát triển, ngày càng có nhiều người cho rằng tự động hóa có thể dẫn tới tình trạng mất việc làm trên diện rộng. Tuy nhiên, AI sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn được con người do nó thiếu những thuộc tính quyết định.
Năm 1965, giáo sư triết học Hubert Dreyfus, một nhà phê bình kiên định về trí tuệ nhân tạo, đã mạnh dạn tuyên bố rằng một cỗ máy sẽ không bao giờ đánh bại được con người trong một ván cờ vua. Tuy nhiên chỉ 2 năm sau đó, chính học giả này đã bị một máy tính do MIT phát triển chiếu tướng trong một ván cờ.
Tới năm 1997, máy tính đã đủ tối tân để đánh bại một trong những bộ óc cờ vua vĩ đại nhất trong thời đại của ông - Garry Kasparov. Vào năm 2015, người chơi giỏi nhất trò chơi cờ vây đã liên tục bị lép vế trước máy tính của Google.
Với sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong những năm gần đây, máy tính đang ngày càng lấn sâu vào các lĩnh vực mà trước đây chỉ được coi là dành cho con người. Sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, in 3D và di truyền đã cho phép máy tính thực hiện các nhiệm vụ của kiến trúc sư, bác sĩ y khoa, nhà soạn nhạc và thậm chí là bậc thầy hội họa người Hà Lan thế kỷ 16
Tuy nhiên cũng chính sự phát triển thần tốc của AI đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu nó có khiến con người thất nghiệp hay không. Câu hỏi này càng trở nên đáng lo ngại hơn bởi xu hướng dân số thế giới mới được công bố gần đây. Dữ liệu mới nhất của Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội (UN DESA) cho thấy đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9,8 tỷ người với hơn 6 tỷ người trong độ tuổi lao động. Trong khi đó ở hiện tại, chúng ta vốn đang gặp vấn đề với việc cung cấp việc làm cho hơn 71 triệu người trẻ tuổi trong độ tuổi lao động.
Nguyên do công nghệ mới như AI được coi là mối đe dọa lớn đối với thị trường lao động cũng không không phải là không có cơ sở khi một số ước tính còn cho rằng 80% công việc có khả năng sẽ được tự động hóa trong những thập kỷ tới và khiến nhiều người lao động mất việc làm.
Tuy nhiên theo một báo cáo của Bộ phận Phân tích và Chính sách Phát triển của UN DESA (DPAD), các tính toán này là không thực tế. Rút ra từ những bài học lịch sử về các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ và từ vô số nghiên cứu hiện tại, báo cáo này cho rằng thế giới của con người sẽ không trở thành một thế giới robot.
Đầu tiên, trí tuệ nhân tạo, máy in 3D và các cải tiến khác thường được thiết kế để hoàn thành xuất sắc một nhóm nhiệm vụ rất cụ thể. Chúng thường hiếm khi có thể thay thế toàn bộ một nghề nghiệp do trong hầu hết các trường hợp, những công việc của con người đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao hơn nhiều.
Do đó, nếu biết cách ứng dụng thì AI sẽ trở thành công cụ giúp người dùng hoàn thành công việc tốt hơn cũng như cải thiện năng suất chứ không phải là một mối đe dọa tới công việc.
Ông Naren Vijay, Phó chủ tịch điều hành của nền tảng tình báo kinh doanh Lumenore cũng đồng ý với quan điểm này. Ông khẳng định con người là không thể thay thế được và những điều mà con người sở hữu như thường thức cơ bản là những thứ mà máy móc rất khó tạo ra được.
Các công ty được hỗ trợ bởi công nghệ thường phát triển nhanh hơn các công ty truyền thống và có thể duy trì hoặc tăng số lượng nhân viên. Nhưng một khi việc sa thải xảy ra, điều này thường là do các công ty sa thải những nhân viên không thể làm việc hiệu quả bằng công nghệ mới và những nhân viên mới có khả năng.
Bản chất điều này chính là gián đoạn lao động chứ không phải là phá hủy lực lượng lao động. Trên hết, việc này cũng không phải là một hiện tượng mới. Trong lịch sử, các vai trò trong lực lượng lao động đã liên tục thay đổi và thích ứng với thời đại.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy vào năm 2016, chỉ có 1 trong số 270 nghề được liệt kê trong cuộc điều tra dân số năm 1950 của Mỹ bị loại bỏ bởi tự động hóa. Công việc đó chính là vận hành thang máy.
Hơn nữa, việc thay thế toàn bộ một ngành nghề bằng máy tính là khả thi về mặt kỹ thuật không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ xảy ra. Các yếu tố kinh tế, luật pháp, quy định và chính trị xã hội khác nhau sẽ ngăn cản nhiều ngành nghề nhất định biến mất.
Trong nhiều trường hợp, nếu chi phí máy móc đắt hơn chi phí nhân công thì con người vẫn sẽ tiếp tục làm các công việc đó. Trong các trường hợp khác khi con người phải đưa ra các quyết định chính trị và pháp lý, việc máy móc đưa ra phán đoán sai sẽ dẫn tới tình huống không thể quy trách nhiệm.
Thêm vào đó, công nghệ mới không chỉ phá hủy, mà còn tạo ra công ăn việc làm. Trong suốt lịch sử, các đổi mới công nghệ đã nâng cao năng suất của người lao động và tạo ra các sản phẩm và thị trường mới, do đó tạo ra nhiều việc làm mới trong nền kinh tế.
Ông Elnagar cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp AI còn có thể tạo ra việc làm khi bản thân AI đòi hỏi một thị trường mới gồm những người vận hành các hệ thống, bảo trì và sửa chữa chúng. Ngoài ra, các công ty đầu tư vào công nghệ thường tiếp tục tuyển dụng nhiều nhân viên hơn do kết quả của sự tăng trưởng kinh doanh.
Tuy tương lai gần nhất của loài người sẽ không phải giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nơi robot và AI thống trị, nhưng chúng ta cũng không thể coi thường thách thức mà các công nghệ này sẽ mang lại.
Đầu tiên, các công nghệ mới như AI đang góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng cả giữa các nhóm lao động khác nhau và giữa lao động và chủ doanh nghiệp. Mặc dù không gây ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng, chúng có làm thay đổi nhu cầu về các kỹ năng nhất định và từ đó góp phần chuyển hướng thị trường việc làm.
Công nghệ cũng là một trong những lý do đằng sau sự chênh lệch ngày càng tăng trong lực lượng lao động ở nhiều quốc gia khi những người có mức lương trung bình đang mất dần chỗ đứng. Trên bình diện quốc tế, việc thiếu khả năng tiếp cận công nghệ mới ở các nước kém phát triển đi cùng với việc các cường quốc sản xuất có khả năng đạt được lợi nhuận nhanh chóng nhờ công nghệ sẽ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia hơn nữa.
Nếu không được kiểm soát, những gián đoạn này có thể gây ra những hậu quả to lớn cho xã hội. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét và cân nhắc kỹ các tiến bộ công nghệ cùng cách can thiệp tốt nhất. Theo ông Pingfan Hong, Giám đốc DPAD, công nghệ mới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn những cũng gây ra tác động tiêu cực tới nhiều cộng đồng trong xã hội. Các tác động cụ thể sẽ còn phụ thuộc nhiều vào các thể chế xã hội, nên các chính phủ cần có các chính sách để giúp người lao động thích ứng với thực tế mới và đảm bảo họ tham gia vào các lợi ích phát sinh từ công nghệ.
Mặt khác, chính phủ các quốc gia cũng có thể bị cám dỗ tập trung vào những lợi ích công nghệ trong khi phần lớn bỏ qua những tác động tiêu cực của nó. Vì vậy, thế giới càng sớm bắt đầu cân nhắc và tái thiết kế các chính sách thị trường lao động, các chương trình an sinh xã hội và hệ thống thuế, lực lượng lao động sẽ thích ứng tốt hơn với tương lai đã và đang xảy ra.
Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo có thể làm thay phần việc của con người ở một số lĩnh vực. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo - Mẫu 2
Đang cập nhật ...
Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo - Mẫu 3
Đang cập nhật ...
Thuyết trình về Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo - Mẫu 4
Đang cập nhật ...