Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa như thế nào theo

136

Với giải Câu hỏi trang 18 Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Câu hỏi trang 18 Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa như thế nào theo chiều Đông – Tây. Lấy ví dụ cụ thể.u

Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa như thế nào theo

Lời giải:

Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều đông sang tây với 3 khu vực khá rõ rệt:

- Vùng biển và thềm lục địa: thiên nhiên đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa, giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật. Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi, và thay đổi theo từng đoạn bờ biển: thềm lục địa phía bắc và phía nam mở rộng, đáy nông trong khi thềm lục địa miền Trung bị thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu.

- Vùng đồng bằng: thiên nhiên thay đổi tùy nơi

+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ. Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống đê, đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi,  kênh, rạch chằng chịt.

+ Đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi lan ra sát biển. Thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển ở phía đông và vùng đồi núi ở phía tây, hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau. Đất đai kém màu mỡ, có nhiều hệ sinh thái ở vùng cửa sông, đầm, phá, rừng ngập mặn, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển.

- Vùng đồi núi: phân hóa tự nhiên diễn ra khá mạnh mẽ và phức tạp, các dãy núi lớn đã tạo nên những ranh giới tự nhiên cho sự phân hóa Đông – Tây:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: tạo sự khác biệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang tính cận nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc có đủ 3 đai cao.

+ Dãy Trường Sơn tạo nên sự đối lập về thời kì mưa và khô giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: khi Đông Trường Sơn bước vào mùa mưa thì Tây Nguyên là mùa khô và ngược lại, khi Tây Nguyên vào thời kì mưa nhiều thì ở Đông Trường Sơn khô nóng.

Đánh giá

0

0 đánh giá