Em hãy phân tích nội dung cơ bản của từng bước, cách thực hiện, một số lưu ý trong quá trình lập

106

Với giải Câu hỏi 1 trang 44 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi 1 trang 44 KTPL 12: Em hãy phân tích nội dung cơ bản của từng bước, cách thực hiện, một số lưu ý trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Phân tích nội dung cụ thể và ví dụ của từng bước:

Bước 1. Xác định ý tưởng kinh doanh.

+ Xác định định hướng, ý tưởng kinh doanh là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch kinh doanh.

+ Để xác định ý tưởng kinh doanh, cần dựa vào lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết; khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...); cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh;...

Lưu ý: Cần đánh giá ý tưởng kinh doanh dựa trên các tiêu chí cơ bản như tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

Ví dụ minh họa:

- Bạn H yêu thích hoa và mơ ước mở cửa hàng hoa tươi

- Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng và khả năng của bản thân, bạn lên ý tưởng kinh doanh

- Bạn xây dựng định hướng kinh doanh với sản phẩm chất lượng, dịch vụ hàng đầu, thoả mãn nhu cầu về hoa tươi hướng đến cuộc sống xanh, đẹp

- Ngoài ra, H đã kết nối được nguồn hoa tươi tại vườn đa dạng, giá cả phải chăng, đội ngũ nhân sự giỏi,...

Bước 2. Xác định mục tiêu kinh doanh:

+ Xác định mục tiêu kinh doanh là việc đặt ra những kế hoạch và mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong tương lai, bao gồm: doanh số bán hàng, tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín, phát triển sản phẩm, mục tiêu xã hội và môi trường...

+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần đảm bảo các mục tiêu rõ ràng và cụ thể (Ví dụ, tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên là ...%; doanh số bán hàng là ... sản phẩm/tháng....); phải có tính khả thi và có thể đạt được trên cơ sở điều kiện hiện tại. Trong một số trường hợp, có thể cần điều chỉnh mục tiêu do thay đổi điều kiện hoặc mục tiêu ban đầu không phù hợp nữa.

Ví dụ minh họa:

- Mục tiêu kinh doanh của bạn H như sau:

+ Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

+ Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu; hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba; ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực

+ Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Bước 3. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh bao gồm phân tích về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng, thị trường; tài chính; nhân sự, cụ thể:

+ Sản phẩm: Chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng, tính năng, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ và yêu cầu của khách hàng.

+ Khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, độ tuổi, giới tính, thu nhập và hành vi của người tiêu dùng.

+ Thị trường: Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lí....

+ Tài chính: Số vốn hiện có, số vốn cần huy động.

+ Nhân sự. Số lượng, chất lượng. kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm,...

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình:

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,... - Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng.

Bước 4. Xác định chiến lược kinh doanh.

Xác định chiến lược kinh doanh liên quan đến các hoạt động và kế hoạch thực hiện hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra như:

+ Kế hoạch sản xuất cung cấp sản phẩm: Thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trinh sản xuất, nhập hàng, cung ứng sản phẩm cho khách hàng.

+ Kế hoạch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm đến khách hàng.

+ Kế hoạch tài chính: Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán tài chính, chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị; thực hiện quản lí tài chính (ngân sách, thu nợ và thanh toán nợ, theo dõi lợi nhuận, lỗ lãi và báo cáo tài chính định kĩ).

+ Kế hoạch triển khai: Lên lịch thực hiện, quản lí nguồn lực và đảm bảo rằng dự án tiến triển theo kế hoạch.

Ví dụ minh họa: Bạn H xây dựng chiến lược hoạt động:

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Bước 5. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

+ Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần xác định các cơ hội, rủi ro có thể gặp phải, từ đó có biện pháp xử lí phù hợp.

+ Các cơ hội có thể bao gồm sự gia tăng nhu cầu của thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ.... Các cơ hội này thường đi kèm với rủi ro và thách thức, trong đó những rủi ro có thể gặp phải như thiên tai, những thay đổi về chính sách, mỗi trường kinh doanh, tài chính, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhân sự, quản lí.

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các rủi ro tiềm ẩn…

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng sẽ xử lí để làm hoa khô.

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung, thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

- Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

 

Đánh giá

0

0 đánh giá