Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lời giải:
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng trưởng nhanh, tỉ trọng tăng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉ trọng ngày càng giảm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: giảm tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: hình thành các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực.
I. Ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Lời giải:
- Giúp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội của quốc gia và mỗi vùng.
- Giúp khai thác tổng hợp các nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí; giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội;…
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lời giải:
- Ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP tăng lên. Tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy sản ngày càng giảm. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng lao động tăng nhanh.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, cả nước đã hình thành các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực,… Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế phát triển, tạo mối liên kết ngành và địa phương. Trong công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…; trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các vùng sản xuất hàng hóa,…; trong dịch vụ hình thành các trung tâm thương mại, vùng du lịch,…
Lời giải:
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Trong nội bộ từng ngành, xu hướng chuyển dịch khá tích cực, phù hợp với định hướng tái cơ cấu các ngành kinh tế:
+ Trong nông nghiệp: ngành trồng trọt giảm diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng có giá trị cao như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, phát triển theo hướng an toàn sinh học. Tái cơ cấu theo hướng công nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.
+ Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỉ trọng các ngành khai khoáng; hướng đến phát triển bền vững. Tái cơ cấu theo hướng thực hiện chuyển đổi số, phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
+ Trong dịch vụ: phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các sản phẩm có năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học – công nghệ.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu như trên là đang diễn ra tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Câu hỏi trang 44 Địa Lí 12: Dựa vào hình 11 và thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch.
- Trình bày vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Lời giải:
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch:
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng tăng và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế:
+ Thành phần kinh tế Nhà nước: đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo;… Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt như viễn thông, điện, xăng dầu, khai khoáng,…
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: huy động ngày càng tốt các nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực,… Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước: đóng góp ngày càng lớn về vốn đầu tư, công nghệ; phương thức quản lí hiện đại; mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước ta.
Lời giải:
- Đến nay, trên phạm vi cả nước đã hình thành các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực.
+ Có 6 vùng kinh tế - xã hội: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng kinh tế - xã hội có bước chuyển dịch tích cực, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các hành lang kinh tế,… Đang ngày càng phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.
- Trong từng ngành kinh tế cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở phát huy thế mạnh của đất nước.
+ Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, góp phần tạo xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
+ Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,… đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Trong dịch vụ: nhiều trung tâm thương mại được hình thành với mạng lưới rộng khắp cả nước, các vùng du lịch với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho từng vùng.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng đã phát huy được thế mạnh giữa các vùng, khai thác hiệu quả nguồn lực của mỗi vùng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Luyện tập (trang 46)
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung, cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2010 và 2021 đã có sự thay đổi, xu hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể:
+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm, giảm từ 15,4% năm 2010 xuống chỉ còn 12,6% năm 2021.
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh nhất, tăng từ 33% năm 2010 lên 37,5% năm 2021.
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ cũng tăng lên, tăng từ 40,6% năm 2010 lên 41,2% năm 2021.
Vận dụng (trang 46)
Lời giải:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế tại Thủ đô Hà Nội
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đóng góp lớn nhất trong GRDP, từ 37,5% năm 2015 đã tăng lên 39,2% năm 2019.
- Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 37,8% (2015) xuống còn 34,8% (2019).
- Thấp nhất là mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với 10,1% (2019).
Theo đó, Hà Nội sẽ tập trung cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Phấn đấu giảm tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ khu vực nhà nước xuống dưới 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tương ứng trong tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2025.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10. Thực hành: Tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam
Bài 11. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Bài 12. Vấn đề phát triển nông nghiệp
Bài 13. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản.
Bài 14.Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
I. Ý NGHĨA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta, được xác định là xu thế tất yếu để phát triển đất nước. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ:
- Giúp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội của quốc gia và mỗi vùng.
- Giúp khai thác tổng hợp các nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí; giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội;…
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP tăng lên. Tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy sản ngày càng giảm. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng lao động tăng nhanh.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, cả nước đã hình thành các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực,… Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế phát triển, tạo mối liên kết ngành và địa phương. Trong công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…; trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các vùng sản xuất hàng hóa,…; trong dịch vụ hình thành các trung tâm thương mại, vùng du lịch,…
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Trong nội bộ từng ngành, xu hướng chuyển dịch khá tích cực, phù hợp với định hướng tái cơ cấu các ngành kinh tế:
+ Trong nông nghiệp: ngành trồng trọt giảm diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng có giá trị cao như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, phát triển theo hướng an toàn sinh học. Tái cơ cấu theo hướng công nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.
+ Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỉ trọng các ngành khai khoáng; hướng đến phát triển bền vững. Tái cơ cấu theo hướng thực hiện chuyển đổi số, phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
+ Trong dịch vụ: phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các sản phẩm có năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học – công nghệ.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu như trên là đang diễn ra tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch:
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng tăng và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế:
+ Thành phần kinh tế Nhà nước: đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo;… Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt như viễn thông, điện, xăng dầu, khai khoáng,…
+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: huy động ngày càng tốt các nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực,… Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước: đóng góp ngày càng lớn về vốn đầu tư, công nghệ; phương thức quản lí hiện đại; mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước ta.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Đến nay, trên phạm vi cả nước đã hình thành các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực.
+ Có 6 vùng kinh tế - xã hội: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng kinh tế - xã hội có bước chuyển dịch tích cực, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các hành lang kinh tế,… Đang ngày càng phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.
- Trong từng ngành kinh tế cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở phát huy thế mạnh của đất nước.
+ Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, góp phần tạo xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
+ Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,… đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Trong dịch vụ: nhiều trung tâm thương mại được hình thành với mạng lưới rộng khắp cả nước, các vùng du lịch với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho từng vùng.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng đã phát huy được thế mạnh giữa các vùng, khai thác hiệu quả nguồn lực của mỗi vùng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.