Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái
Đề bài: Tìm đọc những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc tác phẩm đó.
Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái - Mẫu 1
Tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi là một tác phẩm đặc sắc viết vùng đất và cuộc sống của con người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nội dung của tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống phiêu bạt của cậu bé An qua những miền đất rừng phương Nam. Qua câu chuyện của An, nhà văn đã miêu tả lại hình ảnh về cuộc sống nông thôn, những khó khăn, gian khổ mà người dân phải trải qua, cũng như tình yêu đất nước và sự hy sinh của những người dân miệt vườn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Về mặt nghệ thuật, Đoàn Giỏi đã vô cùng tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, phong phú, từ đó đã khắc họa bức tranh sống động về cảnh vật và con người. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, người đọc dễ dàng hòa mình vào không gian và cảm nhận được hơi thở của cuộc sống miệt vườn Nam Bộ - một không gian tươi sáng, sống động, tràn ngập ân thanh. Điểm nhìn của tác phẩm được chuyển đổi vô cùng đa dạng: là góc nhìn của nhân vật an rồi kể theo ngôi thứ nhất, những cảm nhận của An về khu rừng U Minh chân thật hơn bao giờ hết, có đôi lúc là góc nhìn của tía má nuôi, của thằng Cò…Tất cả đều bổ sung lẫn nhau để tạo ra một góc nhìn thiên nhiên đa chiều và sâu sắc. Ngoài ra, "Đất rừng phương Nam" đã dựng lên hình ảnh con người nam Bộ phóng khoáng, thuần hậu, giàu tình cảm và yêu thiên nhiên sâu sắc… Qua tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”, tác giả muốn bày tỏ sự yêu mến với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng thơ mộng của núi rừng phương Nam. Đồng thời, bộc lộ tình cảm trân trọng, thương yêu, tự hào với những con người nơi đây.
Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái - Mẫu 2
Em lựa chọn tìm đọc truyện ngắn “Những người thợ xẻ” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm nói về cuộc sống lao động đầy vất vả của người dân lao động trong xã hội mới, nổi bật là nhân vật Bường, với cuộc sống vất vả long đong, trải qua nhiều ngành nghề và cuối cùng anh lập nên một toán thợ xẻ gỗ và từ đó câu chuyện với những diễn biến trong lao động của họ bắt đầu. Tác phẩm mang đậm chất hiện thực tuy nhiên cũng xen lẫn cả những yếu tố kì ảo và lãng mạn. Chi tiết mang tính chất kì ảo, huyền diệu như cảnh khu rừng nổi gió, những hàng cây ào ào đổ xuống để rồi đè chết bé Dĩnh. Ấy là khung cảnh vốn không phản ánh bất kì thực tại nào, không phản ánh hiện thực đời sống mà nó là một thông điệp ý nghĩa, là một lời kêu gọi khôn xiết về vấn đề đạo đức sinh thái. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến một thông điệp rằng đối với thiên nhiên, con người cần vô sự với tạo hóa, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái - Mẫu 3
- Tác phẩm: Người đàn ông cô độc giữa rừng của tác giả Đoàn Giỏi.
- Cảm nhận: Văn bản thể hiện được vẻ đẹp về thiên nhiên và con người Nam Bộ. Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác, thật thà hồn nhiên được tác giả thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật, tiêu biểu là nhân vật chú Võ Tòng. Còn thiên nhiên nơi đây được Đoàn Giỏi vẽ lên bằng những màu sắc sinh động, tràn trề sức sống, mở đầu là tiếng kêu “ché…ét, ché…ét” và hình ảnh của con vượn bạc má “ngồi vắt vẻo, nhe răng”, tiếp đó là “tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những ngọn cây”… Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc.
Ghi lại suy nghĩ và cảm nhận những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: