Quan sát Hình 12.1 và trình bày cơ chế phát sinh các dạng các đột biến cấu trúc NST

150

Với giải Câu hỏi 1 trang 61 Sinh học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể

Câu hỏi 1 trang 61 Sinh học 12Quan sát Hình 12.1 và trình bày cơ chế phát sinh các dạng các đột biến cấu trúc NST.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Các dạng đột biến cấu trúc:

- Mất đoạn: Đột biến mất đoạn do một đoạn NST bị đứt mà không được nối lại, làm mất vật chất di truyền nên phần nhiều là có hại. NST bị mất đoạn dài có thể được nhận biết dưới kính hiển vi quang học.

- Lặp đoạn: Lặp đoạn NST là loại đột biến cấu trúc làm cho một đoạn NST được lặp lại một hoặc vài lần dẫn đến gia tăng số lượng bản sao của gene trên NST. Loại đột biến này làm tăng chiều dài NST.

- Đảo đoạn: Đảo đoạn thường không làm mất vật chất di truyền. Tuy vậy, nếu các điểm đứt gãy nằm ở giữa các gene có thể, dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo hoặc hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới.

- Chuyến đoạn: Đột biến chuyển đoạn là đột biến làm cho một đoạn NST được chuyển ừt vị trí này sang vị trí khác giữa các NST hoặc trên cùng một NST. 

Đánh giá

0

0 đánh giá