Mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm 2024 MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

- Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

- Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009;

- Căn cứ vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày…… tháng…… năm 20…., chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN (Gọi tắt là bên A)

Bên A : .............................................................................................................................

Trụ sở chính tại:...............................................................................................................

Giấy phép kinh doanh số:. ..............................................................................................

Mã số thuế: ......................................................................................................................

Số điện thoại: ..................................................................................................................

Đại diện bởi: ……………….....................................Chức vụ: ......................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (BÊN B)

Bên B : .............................................................................................................................

Trụ sở chính tại:...............................................................................................................

Giấy phép kinh doanh số:. ..............................................................................................

Mã số thuế: ......................................................................................................................

Số điện thoại: ...................................................................................................................

Đại diện bởi: ……………….....................................Chức vụ: .......................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

1. Phạm vi Ủy quyền

<Bên A> ủy quyền cho <Bên B> được phép phân phối các sản phẩm mang thương hiệu do <Bên A> cung cấp tại thị trường .. ...............................................

................................................................................................................................

Cụ thể gồm các sản phẩm như sau:

STT Tên sản phẩm Trọng lượng Giá bán

1. ............................................................................................................

2. ............................................................................................................

3. ............................................................................................................

2. Thời gian Ủy quyền

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

V. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

              BÊN ỦY QUYỀN                                                BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

            (Ký và ghi rõ họ tên)                                                    (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Mẫu giấy ủy quyền phân phối sản phẩm 2024 MỚI NHẤT (ảnh 2)

2. Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm là gì?

Giấy ủy quyền là một hình thức rất phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện công việc cụ thể. Giấy ủy quyền có tác dụng ghi nhận việc bên ủy quyền giao cho người / tổ chức khác thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Phân phối sản phẩm là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân phối trung gian.

Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

  • Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;
  • Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Do vậy có thể hiểu Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm là văn bản ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối.

3. Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền phân phối sản phẩm

Cách viết giấy ủy quyền phân phối sản phẩm cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày theo theo quy định của pháp luật, bao gồm các thành phần như quốc hiệu, tên giấy ủy quyền, nội dung trình bày,…Nên đọc kỹ nội dung và cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi Giấy Ủy quyền phân phối sản phẩm

Quốc hiệu tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

Tên loại giấy tờ: Giấy ủy quyền + công việc bạn muốn ủy quyền

Ví dụ: Giấy ủy quyền ủy quyền phân phối sản phẩm

Bên ủy quyền: Thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số điện thoại,… của bên ủy quyền

Bên nhận ủy quyền: Thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số điện thoại,… của bên ủy quyền

Nội dung ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …đến ngày…Khi làm xong văn bản nên làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng công chứng giữa các cá nhân trong pháp nhân)

Sau này, nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì Tòa án sẽ lấy văn bản này làm căn cứ để giải quyết.

Sau khi viết xong giấy ủy quyền cần có chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền, và cần có xác nhận của địa phương đồng ý và chứng nhận chuyện ủy quyền cá nhân giữa hai cá nhân trên, để tránh xảy ra những tranh chấp hoặc mâu thuẫn không đáng có

4. Quy định về hoạt động của các nhà phân phối sản phẩm: 

Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể và chi tiết về nhà phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có đưa ra khái niệm cụ thể về phân phối. Theo đó, phân phối là hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý buôn bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Cụ thể như sau:

– Hoạt động bán buôn theo quy định của pháp luật sẽ được hiểu là tổng hợp tất cả các hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ, thương nhân hoặc các tổ chức khác;

– Hoạt động bán lẻ theo quy định của pháp luật là tổng hợp tất cả các hoạt động bán hàng hóa cho các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng;

– Hoạt động đại lý bán hàng theo quy định của pháp luật được hiểu là bên giao đại lý và bên đại lý sẽ thỏa thuận với nhau về việc, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình buôn bán hàng hóa cho bên giao đại lý, từ đó để được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận của các bên;

– Hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật là hoạt động nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền thương mại.

Theo đó, nhà phân phối có thể là các chủ thể thực hiện hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý hàng hóa hoặc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, cũng cần phải hiểu rõ hoạt động của các nhà phân phối sản phẩm.

Nhà phân phối sản phẩm có vị trí và vai trò trung gian, đưa các loại sản phẩm của nhà sản xuất đến với đại lý, cửa hàng hoặc đến với khách hàng. Hay hiểu một cách đơn giản nhất thì nhà phân phối sản phẩm sẽ lấy hàng từ các doanh nghiệp, và công ty, sau đó nhà phân phối sẽ bán sản phẩm đó cho các nhà phân phối cấp dưới, cho các đại lý, các cửa hàng hoặc trực tiếp bán hàng với khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên quá trình tranh lịch giá hoặc để hưởng hoa hồng. Đồng thời, hoạt động phân phối sản phẩm là một trong những hoạt động trung gian thương mại, nhà phân phối sẽ được xem là đơn vị hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà sản xuất như dịch vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm … hoặc các dịch vụ sau bán hàng khác.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;

– Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá