Vào buổi trưa nắng, dùng kính lúp hứng ánh sáng mặt trời sao cho các tia ló tập trung vào một điểm trên một tờ giấy

113

Với giải Luyện tập trang 35 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Luyện tập trang 35 Khoa học tự nhiên 9Vào buổi trưa nắng, dùng kính lúp hứng ánh sáng mặt trời sao cho các tia ló tập trung vào một điểm trên một tờ giấy. Quan sát hiện tượng xảy ra tiếp theo. Từ đó, giải thích vấn đề đã nêu ở phần Mở đầu của bài học.

Lời giải:

Kính lúp là thấu kính hội tụ, ánh sáng mặt trời được coi là các tia sáng song song, khi tia sáng song song chiếu vào thấu kính hội tụ, các tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm F,  đặt tờ giấy vào vị trí tiêu điểm F, vị trí đó sẽ xám đen và bốc cháy.

Tương tự với trường hợp phần Mở đầu của bài học, chai nước có hai mặt cong và rìa mỏng, được coi là thấu kính hội tụ, ánh sáng mặt trời là các tia sáng song song chiếu vào thấu kính hội tụ, các tia ló hội tụ tại tiêu điểm F’, khiến vị trí ở tiêu điểm F’ nóng lên và bốc cháy, trong rừng có nhiều cây cối, cành khô,... là các vật dễ cháy nên dễ dẫn đến hỏa hoạn.

Đánh giá

0

0 đánh giá