Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng ngưng tổng hợp polyenanthamide từ 7-aminoheptanoic acid

390

Với giải Câu hỏi 1 trang 43 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Amino acid và peptide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 9: Amino acid và peptide

Câu hỏi 1 trang 43 Hóa học 12Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng ngưng tổng hợp polyenanthamide từ 7-aminoheptanoic acid (o-aminoenanthic acid).

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Lý thuyết Amino acid

1. Khái niệm và danh pháp

a) Khái niệm

- Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino ( - NH2 ) và nhóm carboxyl (-COOH)

- Các amino acid thiên nhiên hầu hết là α-amino acid.

b) Danh pháp

- Tên gọi amino acid xuất phát từ tên carboxylic acid tương ứng

- Tên thay thế: chọn mạch chính chứa nhóm carboxyl, nhóm amino là nhóm thế trên mạch chính này.

- Tên bán hệ thống: vị trí của nhóm amino được kí hiệu bằng chữ cái Hy lạp (α,β,…) và tên gọi acid được gọi theo tên thông thường.

- Ngoài ra, một số amino acid trong thiên nhiên là:

 Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 6)

2. Đặc điểm cấu tạo

- Các amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực do tương tác giữa nhóm – COOH và nhóm – NH2

 Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 5)

3. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, các amino acid là chất rắn, khi ở dạng tinh thể chúng không có màu, có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

4. Tính chất hóa học

a) Phản ứng ester hóa

- Tương tự carboxylic acid, amino acid phản ứng được với alcohol tạo ester.

 Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4)

b) Tính chất lưỡng tính

- Nhóm amino có tính base và nhóm carboxyl có tính acid nên các amino acid có tính lưỡng tính, có thể tác dụng với acid mạnh như base mạnh.

 Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

c) Tính chất điện li

- Các amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào PH của môi trường (tính chất điện li)

d) Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng, các ε- amino acid hoặc ω - amino acid có thể phản ứng với nhau để tạo thành polymer, đồng thời tách ra các phân tử nước (phản ứng trùng ngưng).

Ví dụ: Phản ứng trùng ngưng tổng hợp polycaproamide (capron) từ 6 – aminohexanoic acid.

 Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

Đánh giá

0

0 đánh giá