Tại sao tinh bột và cellulose đều có thể dùng để sản xuất ethanol

204

Với giải Câu hỏi 2 trang 30 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Tinh bột và cellulose giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 6: Tinh bột và cellulose

Câu hỏi 2 trang 30 Hóa học 12: Tại sao tinh bột và cellulose đều có thể dùng để sản xuất ethanol?

Lời giải:

Dưới tác dụng của enzyme, tinh bột và cellulose bị thủy phân đều tạo glucose. Glucose tiếp tục bị lên men tạo ethanol. Do đó tinh bột và cellulose đều có thể dùng để sản xuất ethanol.

Tài liệu VietJack

Lý thuyết Tính chất hóa học

1. Tính chất của tinh bột

a) Phản ứng thủy phân

Tinh bột bị thủy phân dưới tác dụng của enzyme hoặc acid. Khi tinh bột bị thủy phân không hoàn toàn tạo thành dextrin, maltose và glucose. Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn tạo thành glucose

 Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4)

b) Phản ứng màu với dung dịch iodine

Trong tinh bột, các phân tử amylose có dạng xoắn, khi tương tác với iodine tạo ra màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để nhận biết tinh bột.

2. Tính chất của cellulose

a) Phản ứng thủy phân

Cellulose bị thủy phân bởi enzyme hoặc acid (HCl hoặc H2SO4). Phản ứng thủy phân hoàn toàn tạo thành glucose

 Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

b) Phản ứng với nitric acid

Trong mỗi đơn vị glucose cấu thành phân tử cellulose có ba nhóm hydroxy. Khi đun nóng cellulose với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, tùy theo điều kiện phản ứng mà một, hai hay cả ba nhóm hydroxy này có thể phản ứng với nitric acid tạo thành cellulose nitrate.

 Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

c) Cellulose phản ứng với nước Schweizer

Cellulose tan được trong nước Schweizer (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amonia).

Đánh giá

0

0 đánh giá