Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với

36

Trả lời Câu 5 trang 40 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ý nghĩa văn chương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ý nghĩa văn chương

Câu 5 trang 40 Ngữ văn 9 Tập 1Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học chi thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên. 

Lời giải:

Cùng là mùa thu nhưng mỗi thi nhân lại có cách cảm nhận khác nhau:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

 “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến với cảnh thu thân thuộc, bình dị của làng quê đồng bằng Bắc Bộ

“Đây mùa thu tới”, Xuân Diệu lại mang đến bức tranh thu sinh động, ấn tượng đồng thời tác giả bày tỏ cảm xúc u sầu, trầm tư khi mùa thu đến.

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”

Đây chính là lời của bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư, một bài thơ bất hủ về mùa thu. Mùa thu của Lưu Trọng Lư dịu dàng, nồng nàn, thổn thức, không khí mơ màng sâu lắng. Qua đó khám phá nỗi lòng đau thương, tình cảm sâu lắng của người phụ nữ, những tâm tư của người vợ đối với người chồng đang chiến đấu xa xôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá