TOP 10 mẫu Tóm tắt Ý nghĩa văn chương 2025 hay, ngắn gọn | Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 9

1.1 K

Tài liệu tóm tắt Ý nghĩa văn chương Ngữ văn lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Ý nghĩa văn chương hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương ngắn nhất

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 1

Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của vă chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 2

Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục. Tác giả cũng đã khẳng định được sức sống, sức hấp dẫn muôn đời của văn chương đối với con người.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 3

Bài nghị luận Ý nghĩa văn chương khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có và giúp ta nhận ra những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Đời sống tình cảm của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 4

Hoài Thanh là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị. Đây là một bài báo ngắn, nên Hoài Thanh chỉ nói được một số điều, một số ý kiến về ý nghĩa văn chương.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 5

Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài. Nhiệm vụ của văn chương giúp hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, sáng tạo ra sự sống mà con người luôn khao khát đạt đến. Văn chương có công dụng là khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”. Cùng với đó còn gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 6

Văn chương bắt nguồn từ tình cảm, từ lòng vị tha của con người. Văn chương chính là những hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, nhưng cũng chính văn chương đã tạo nên sự sống, gây nên những tình cảm không có, luyện những tình cảm vốn có. Nếu thiếu đi văn chương, thì thế giới tinh thần nhân loại sẽ trở nên nghèo nàn. Đó là ý nghĩa của văn chương.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 7

Đầu tiên, nguồn gốc của văn chương đó chính là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Tiếp đến, văn chương có công dụng giúp hình dung ra sự sống của muôn hình vạn trạng, khơi gợi tình cảm và lòng vị tha. Cuối cùng, văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 8

Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp cho thế giới tinh thần của nhân loại trở nên giàu có và phong phú. Bởi nó tạo ra sự sống, gây cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Bản thân văn chương vốn chính là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, bởi nó được xuất phát từ chính tình cảm, lòng vị tha của con người.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 9

Nguồn gốc của văn chương là tình yêu thương con người, mở rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống. Không chỉ vậy, văn chương giúp gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có và giúp ta nhận ra những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 10

Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Đầu tiên, nguồn gốc của văn chương đó chính là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống, đồng thời xây dựng một thế giới mà con người luôn khao khát. Cuối cùng, văn chương có công dụng giúp bồi dưỡng tình cảm, khơi gợi trạng thái cảm xúc khác nhau của con người.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 11

Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của văn chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 12

Văn chương là cột sống giúp duy trì sự phong phú của thế giới tinh thần con người. Nguồn gốc của văn chương chính là tình cảm, là lòng vị tha. Nên văn chương tạo là thế giới hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng. Từ đó, nó tạo nên sự sống, tạo ra những tình cảm chưa từng có, tôi luyện những tình cảm đã có. Thiếu đi văn chương, thì thế giới tinh thần, tình cảm con người sẽ thật là tẻ nhạt.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 13

Bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực. Tác phẩm được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội… Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh: đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là “Ý nghĩa văn chương”: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 14

Văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh là một bài luận sâu sắc về vai trò và giá trị to lớn của văn chương trong đời sống con người. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc qua hai luận điểm chính để làm sáng tỏ luận đề. Thứ nhất, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài. Hoài Thanh khẳng định rằng văn chương xuất phát từ tình yêu thương, sự đồng cảm của con người đối với những kiếp người, kiếp vật xung quanh. Tình thương ấy chính là nguồn cảm hứng bất tận, thôi thúc con người sáng tạo ra những tác phẩm văn chương lay động lòng người. Thứ hai, ý nghĩa của văn chương là khơi gợi cho ta những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Văn chương không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn có khả năng tác động đến tâm hồn con người, khơi gợi những tình cảm cao đẹp như lòng yêu thương, sự đồng cảm, tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống. Thông qua hai luận điểm chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, Hoài Thanh đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của văn chương. 

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 15

Hoài Thanh, trong bài luận "Ý nghĩa văn chương", cho rằng văn chương bắt nguồn từ lòng thương người, tình cảm nhân ái. Tình yêu này có thể mở rộng ra đến mọi vật, sinh vật hay không. Văn chương phục vụ nhiều mục đích. Trong đó, nó sở hữu một sức mạnh mạnh mẽ, đó là có khả năng gợi lên những cảm xúc tích cực, nuôi dưỡng những tình cảm cao thượng, và hướng dẫn chúng ta hiểu về bản thân mình và thế giới xung quanh.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 16

Văn bản “Ý nghĩa văn chương” là lời bình của Hoài Thanh về ý nghĩa của văn chương. Tác giả cho rằng nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài. Và ý nghĩa của văn chương khơi gợi cho con người những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Từ ấy, tác giả đã cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của văn chương đối với đời sống con người.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 17

Văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh là một bài nghị luận văn học ngắn gọn nhưng đầy đủ, sâu sắc về giá trị và vai trò to lớn của văn chương. Tác giả khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương con người, mở rộng ra là tình yêu thương muôn vật, muôn loài. Hoài Thanh chỉ ra chức năng chính của văn chương. Văn chương giúp con người chia sẻ, đồng cảm với nhau những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp. Văn chương giúp con người rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, hướng đến những giá trị cao đẹp. Tác giả khẳng định cái đẹp của văn chương là những tình cảm, những cmar giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, cùng những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, "Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định vị trí quan trọng của văn chương trong đời sống tinh thần của con người.

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương - Mẫu 18

Văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh đề cập đến nguồn gốc và vai trò quan trọng của văn chương trong đời sống tinh thần của con người. Tác giả khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, mở rộng ra là lòng vị tha, yêu thương muôn vật, muôn loài. Văn chương bắt nguồn từ những tình cảm chân thực, từ chính cuộc sống muôn hình vạn trạng mà con người trải nghiệm. Và ý nghĩa của văn chương khơi gợi cho ta những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Như vậy, theo Hoài Thanh, văn chương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Nó giúp con người hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Bố cục Ý nghĩa văn chương

- Phần 1 (từ đầu đến “lòng vị tha”): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi.

Nội dung Ý nghĩa văn chương

Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương

Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

Tóm tắt Vườn quốc gia Cúc Phương

Tóm tắt Ngọ Môn

Tóm tắt Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận

Đánh giá

0

0 đánh giá