Tài liệu soạn bài Nói với con Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nói với con
Đọc văn bản “Nói với con” (trang 53,54 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phương án nào nêu đúng mạch cảm xúc của bài thơ?
A. Từ tình cảm cha con mở rộng ra tình yêu gia đình
B. Từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương
C. Từ tình yêu quê hương mở rộng ra tình yêu nhân loại
D. Từ tình yêu thiên nhiên mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người cha
B. Người mẹ
C. Người con
D. Người đồng mình
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhận định nào đúng về giọng điệu của bài thơ?
A. Sôi nổi, hào hùng, mạnh mẽ
C. Thiết tha, trìu mến, ấm áp
B. Ngọt ngào, nhẹ nhàng, êm ái
D. Băn khoăn, trăn trở, day dứt
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Trong bài thơ, người cha nói với con về những điều gì?
(1) Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương.
(2) Quê hương có những con người khéo léo, nhân hậu với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
(3) Hành trang lên đường của con là tình yêu gia đình, quê hương và lí tưởng sống cao đẹp.
(4) Con hãy đi thật xa để khám phá và tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân.
A. (1) - (2) - (3)
B. (2) - (3) - (4)
C. (1) - (2) - (4)
D. (1) - (3) - (4)
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
A. Sử dụng ngôn ngữ giản dị, không có các biện pháp tu từ
B. Sử dụng cách nói mộc mạc nhưng vẫn mới mẻ, nhiều sáng tạo
C. Sử dụng điển cố, điển tích và các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vẫn gây ấn tượng
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Trả lời:
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc câu.
+ Hình ảnh mộc mạc, cách diễn đạt chất phác.
-> Nhấn mạnh hình ảnh người con đang lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Gia đình là nơi giúp người con khôn lớn và trưởng thành.
Trả lời:
- Bài thơ cho thấy vẻ đẹp của “người đồng mình”:
+ khéo léo, chăm chỉ lao động.
+ sống lạc quan, yêu đời.
+ cuộc sống vất vả nhưng luôn gắn bó với quê hương.
- Cảm xúc của tác giả: thể hiện niềm tự hào, đoàn kết, gắn bó trong cuộc sống của “người đồng mình”.
Trả lời:
- “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”, “sống trong thung không chê thung nghèo đói”: sự thủy chung, gắn bó với quê hương, họ biết nâng niu, trân trọng cuộc sống.
- “Sống như sông như suối”/ “lên thác xuống ghềnh”/ “không lo cực nhọc”: họ biết chấp nhận gian nan và vượt qua thử thách.
- “Người đồng mình thô sơ da thịt”/ “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”: dù người đồng mình mộc mạc, giản dị nhưng không nhỏ bé về ý chí và tâm hồn.
- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”/ “Còn quê hương thì làm phong tục”: người đồng mình tự lực, tự cường xây dựng quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp.
=> Người cha mong muốn con mình sẽ luôn tự hào về quê hương, sống như người đồng mình, tự tin vững bước trên đường đời.
Trả lời:
- Những biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc, so sánh, ẩn dụ.
- Biện pháp điệp cấu trúc: nhằm nhấn mạnh về một vẻ đẹp tâm hồn người miền núi, gợi nhắc đến tình cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Trả lời:
- Lời dặn dò, khuyên nhủ của người cha khiến em tâm đắc nhất: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Bởi vì đây là lời nhắn nhủ thân thương, trìu mến cũng là mệnh lệnh nghiêm khắc với con. Người cha mong muốn con cần phải biết sống như người đồng mình, không được nhỏ bé về ý chí, niềm tin và nghị lực.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: