Phí dịch vụ chung cư là gì ? Nộp phí dịch vụ chung cư để làm gì ?

281

Khác với những người dân sở hữu nhà đất, khi lựa chọn chung cư làm nơi sinh sống thì những người dân tại các khu chung cư cần đóng thêm các khoản phí dịch vụ chung cư. Không ít người thắc mắc phí dịch vụ chung cư là gì ? nộp phí dịch vụ chung cư để làm gì ? Liệu chung cư không ở thì có phải đóng phí dịch vụ hay không? … Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được

  

Phí dịch vụ chung cư là gì ? Nộp phí dịch vụ chung cư để làm gì ?

1. Phí dịch vụ chung cư là gì?

Phí dịch vụ chung cư được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 31 Thông tư s 02/2016/TT-BXD. Các khoản phí bắt buộc cư dân  sinh sống tại căn hộ chung cư phải đóng hàng tháng hoặc định kỳ được gọi là phí dịch vụ. Đây là khoản phí sử dụng cho việc quản lý, vận hành và bảo trì tòa nhà do ban quản lý toà nhà đề ra theo công việc quy định ở Khoản 1 Điều 10.

Theo Điều 3 và 4 Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Điều 106 Luật Nhà ở năm 2014, phí dịch vụ chung cư có một số quy định chung sau đây:

·       Giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư do cư dân đóng theo hàng tháng hoặc định kỳ (quản lý đặt ra). Chi phí dịch vụ chung cư = Mức giá quy định  (/m2) x  S căn hộ (ghi trong sổ hồng). 

·       Nhà nước quản lý phí dịch vụ chung cư tính theo mức ban hành của UBND cấp tỉnh.

·       Phí quản lý, vận hành không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, tiền gửi xe, sử dụng điện nước, truyền hình… đối với việc riêng của cư dân sinh sống và căn hộ.

·       Mức phí quản lý phải dựa theo nội dung công việc cần quản lý thực hiện nhằm đảm bảo sự minh bạch dành cho cư dân sinh sống. Số tiền phí dịch vụ phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc thuê chung cư. 

·       Vấn đề sử dụng phí dịch vụ chung cư phải đảm bảo công khai theo quy định và đúng người, đúng việc. Cư dân sống trong chung cư có trách nhiệm đóng phí đúng hạn, đầy đủ theo quy định. 

2.     Phí dịch vụ chung cư bao gồm những gì? Nộp tiền phí dịch vụ chung cư làm gì ?

Dưới đây là những khoản phí thuộc phí dịch vụ chung cư:

Phí dịch vụ chung cư mỗi tháng

Phí dịch vụ chung cư mỗi tháng là khoản phí bắt buộc, đây là chi phí bắt buộc cư dân nộp cho ban quản lý chung cư. Số tiền này sẽ được dùng vào các việc như lau dọn, bảo dưỡng khu vực sử dụng chung, thu gom rác, làm đẹp cảnh quan nơi sinh sống, phí an ninh, chăm sóc cây cảnh…. 

Phí dịch vụ chung cư hàng tháng sẽ được tính phụ thuộc vào phân khúc của các căn hộ cao cấp hay bình dân. Phí dịch vụ chung cư hàng tháng còn phụ thuộc diện tích từng căn hộ. Nếu căn hộ chung cư lớn thì phí dịch vụ sẽ nhiều và ngược lại. Ngoài ra cũng dựa theo sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách mua/thuê ở thời điểm ban đầu. Do đó, trước khi ký hợp đồng người mua chung cư phải chú ý khoản phí này đầu tiên. 

Hiện nay phí dịch vụ chung cư hàng tháng trung bình dao động từ  3.000 đến 16.500 đồng/m2. Cụ thể với chung cư giá rẻ, thu nhập thấp hay nhà ở xã hội thì dao động từ 3000 – 5000 đồng /m2. Chung cư bình dân thì phí từ 6000 – 10 000 đồng /m2. Những căn hộ cao cấp thì có phí cao hơn từ  10.000 – 16.500 đồng /m2.

Phí quản lý chung cư

Phí quản lý chung cư hiện nay đang dao động từ  4.000 – 8.000 đồng/m2/tháng. Phí quản lý chung cư bao gồm tất cả chi phí dùng cho hoạt động quản lý và vận hành nhà chung cư. Trách nhiệm của mỗi hộ gia đình sống ở chung cư là cần đóng khoản phí này để đảm bảo thiết bị, máy móc vận hành luôn trong trạng thái hoạt động ổn định.

Thực tế, phí quản lý chung cư đóng hàng tháng không phải là quá đắt và có thể thay đổi tùy vào tiêu chuẩn, chất lượng của từng dự án. Phí quản lý chung cư tỷ lệ thuận với giá của căn hộ. Điều này đồng nghĩa, chất lượng của từng căn hộ khác nhau sẽ thay đổi mức phí quản lý.  Hiện nay, mức phí quản lý ở hầu hết các chung cư là từ 4.000 – 8.000 đồng/m2/tháng. 

Phí gửi xe hàng tháng

Phí gửi xe là khoản phí không bắt buộc, cư dân có thể lựa chọn gửi xe và trả phí hoặc gửi ở địa điểm khác không trong quản lý của chung cư. Phí gửi xe linh hoạt tùy vào loại xe mà chủ hoặc người thuê căn hộ chung cư đang sử dụng. Mức thu phí giữ xe máy ở các chung cư dao động từ  50.000 – 100.000 đồng/xe/tháng . Đối với ô tô là từ 800.000-1.000.000 đồng/xe/tháng. 

3.     Các khoản phí dịch vụ chung cư khác

Người mua hoặc thuê căn hộ chung cư cũng còn phải chịu thêm những phí dịch vụ sau đây:

-       Phí điện, nước, Internet

Phí điện, nước, Internet là khoản phí dịch vụ chung cư bắt buộc mà hộ gia đình nào cũng đóng. Mức phí sẽ tùy mức tiêu thụ của mỗi hộ gia đình. Trong đó tiền điện và nước sẽ chi trả theo quy định của nhà nước. Với phí Internet thì tùy gói mạng, nhà mạng mà chung cư đăng ký. 

-       Phí bảo trì chung cư

Phí bảo trì chung cư là khoản phí bắt buộc sẽ đóng 1 lần duy nhất khi người mua hoặc thuê ký hợp đồng. Phí dịch vụ chung cư này thường được thu 2% trong tổng giá trị căn hộ. Điều này có nghĩa nếu bạn thuê hoặc mua căn hộ giá cao, phí bảo trì cũng tăng và ngược lại.

4.     Nộp phí dịch vụ chung cư để làm gì ?

Theoquy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư:

  • Trích điều 3: “Việc đóng kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư được thực hiện dựa theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành tuân theo quy định của pháp luật về nhà ở.”
  • Trích điều 4: “Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lí vận hành, kinh phí hoạt động của Ban Quản trị nhà chung cư […] theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan.”

thể thấy, việc chi trả phí dịch vụ cho chung cư đầy đủ giúp bảo đảm duy trì hoạt động bình ổn của chung cư  và đây cũng được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sở hữu, người sử dụng chung cư  theo đúng quy định của Nhà nước. Các hành vi cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đóng phí dịch vụ của chung cư có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trước pháp luật.

5.     Quy định về mức phí quản lý chung cư

Phí quản lý chung cư là một loại phí cần thiết, phổ biến, và đã được quy định rõ ràng, cả về mặt pháp lý và trong hợp đồng với chủ đầu tư chung cư. Cùng tìm hiểu chi tiết về các quy định liên quan đến loại phí này ngay sau đây!

Cách tính phí quản lý chung cư

Mức phí quản lý, vận hành nhà chung cư được pháp luật quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Công thức được sử dụng như sau:

Phí quản lý chung cư = Giá dịch vụ quản lý trên 1 mét vuông (m2) x Số diện tích sử dụng (m2)

Những thông tin như giá dịch vụ quản lý, diện tích sử dụng dùng làm cơ sở để tính toán, bạn hoàn toàn có thể tra cứu trên các hợp đồng hoặc giấy tờ liên quan đến căn hộ của mình để nắm được số liệu chính xác nhất.

Phí quản lý chung cư tối đa

Hiện nay, Ủy ban Nhân dân tại các tỉnh thành là cơ quan quyết định mức phí quản lý đối với các chung cư trên địa bàn của mình. Khung giá phí này có sự khác nhau tùy theo từng địa phương.

Nhìn chung, căn hộ càng cao cấp thì giá dịch vụ đi kèm sẽ càng cao. Phí dịch vụ ở các dự án chung cư hiện nay thường dao động từ 3.000 tới 50.000 đồng/m2/tháng tùy theo những tiện ích khác mà tòa nhà mang lại cho cư dân của mình.

Do đó, trước khi kí kết hợp đồng, bạn có thể tìm thêm thông tin về mức phí này tại chung cư dự định chuyển đến để hiểu rõ hơn về những quyền lợi được cung cấp kèm theo mức giá quản lý căn hộ của mình

6.     Mức phí quản lý chung cư có biến động theo thời gian không?

Theo quy định của pháp luật, giá dịch vụ chung cư phải được xác định theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, sao cho vẫn phù hợp với mức chi trả cho việc vận hành chung cư và điều kiện đời sống, kinh tế, xã hội của người dân ở các địa phương.

Mức phí quản lý chung cư khi đề xuất cần có ít nhất 50% các thành viên trong Ban Quản trị nhà chung cư hoặc 50% hộ cư dân đang sống tại nhà chung cư (đối với những chung cư chưa có Ban Quản trị) nhất trí thông qua bằng hình thức biểu quyết, bỏ phiếu kín. Trường hợp giá dịch vụ đã có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ thì thỏa thuận với mức giá này sẽ được giữ nguyên.

Theo quy định trên, nếu chủ đầu tư không được 50% số phiếu thông qua mà vẫn áp dụng giá phí dịch vụ mới gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị xem là trái quy định của pháp luật. Các hộ dân có quyền khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện tại tòa án để yêu cầu chủ đầu tư chấm dứt hành vi vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại cho mình.

Xuất hóa đơn phí quản lý chung cư

Do việc vận hành chung cư cũng là một hình thức kinh doanh và chủ đầu tư là một doanh nghiệp nên phí quản lý chung cư cũng là một phần trong nguồn doanh thu của các doanh nghiệp này. Vì thế, chủ đầu tư và Ban Quản lý phải xuất hóa đơn cho cư dân trong chung cư để phù hợp với khoản 7, điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC về hóa đơn và việc xuất hóa đơn trong kinh doanh.

Khi đến hạn thanh toán, nếu không nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn có phát sinh sai sót, bạn hãy liên hệ ngay với Ban Quản lý tòa nhà để giải quyết, tránh những rủi ro sau này.

7.     Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không ?

Khi mua hoặc thuê chung cư, dù người mua hoặc thuê chung cư rồi không ở, nhưng căn hộ vẫn đang được điều hành, bảo vệ và hưởng các dịch vụ chăm sóc. Bạn vẫn cần phải chi trả phí dịch vụ. Và điều đó là hoàn toàn hợp lý vì mục đích của phí dịch vụ đó là:

·       Bảo vệ an ninh cho toàn chung cư.

·       Thu nhặt, vệ sinh và xử lý rác thải.

·       Đầu tư chăm sóc, bảo vệ cảnh quan.

·       Vệ sinh và bảo quản tài sản chung và các tiện ích công cộng.

·       Chi phí để kiểm tra sổ sách.

·       Chi phí cho việc sử dụng cho các dịch vụ công cộng.

·       Ngoài ra, phí dịch vụ vận hành chung cư còn bao gồm các dịch vụ tiện ích cư dân và phục vụ cộng đồng khác.

Theo Khoản 3, Điều 4, Thông tư 02/2016/TT-BXD:

·       Việc quản lý, sử dụng căn hộ phải tuân thủ nội quy quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, quy chế này và pháp luật có liên quan.

·       Việc đóng phí quản lý vận hành chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở.

Việc bạn mua chung cư sau đó không ở có phải đóng phí dịch vụ hay không sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa chủ căn hộ với chủ đầu tư chung cư. Nếu hiểu rõ tính chất của việc sở hữu chung cư là để ở hay đầu tư, người mua có thể thảo luận trước với ban quản lý hoặc chủ đầu tư về khoản phí. Sau khi thống nhất ý kiến, tất cả cần được ghi rõ trong hợp đồng và hai bên ký kết đều cần phải tuân thủ các thỏa thuận.

8. Nếu không đóng phí chung cư có bị phạt không ?

Nếu không đóng phí chung cư có bị phạt không ?

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 39, Quy chế kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD: “Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban Quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành”. 

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02 về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Cụ thể, chủ sở hữu nhà phải đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn phí quản lý vận hành nhà chung cư, phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ. Trường hợp làm trái quy định, chủ sở hữu sẽ bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban Quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành.

Bộ Xây dựng cũng khẳng định, điều kiện đóng góp đầy đủ, đúng tåhời hạn phí quản lý vận hành nhà chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng sẽ được thể hiện trong hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành. Nếu chủ sở hữu hoặc người sử dụng không đóng phí theo quy định, thỏa thuận và đã nhận văn bản nhắc nhở đến lần thứ hai, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được phép:

·       Tạm ngừng cung cấp các dịch vụ vận hành, quản lý chung cư. 

·       Hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện, nước, năng lượng... cho nhà chung cư tạm ngừng cung cấp các dịch vụ.

Đánh giá

0

0 đánh giá