Thế nào là người được uỷ quyền? Các trường hợp được uỷ quyền được quy định như thế nào ?

124

Người được ủy quyền là người thay mặt các cá nhân hoặc một tổ chức một cách hợp pháp để thực hiện các công việc. Các thắc mắc như: Thế nào là người được uỷ quyền? Các trường hợp đuộc uỷ quyền được quy định như thế nào ?… thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những quy định liên quan đến vấn đề này nhé.

Thế nào là người được uỷ quyền? Các trường hợp được uỷ quyền được quy định như thế nào ? 

1. Thế nào là người ủy quyền?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc được uỷ quyền nhân danh bên ủy quyền. Đây là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

2. Trường hợp được phép ủy quyền được quy định thế nào ?

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp được phép uỷ quyền như sau: 

- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

3. Các điều kiện đối với người ủy quyền và người được ủy quyền

Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận ủy quyền và người uỷ quyền là cá nhân và pháp nhân. Đây là điểm đặc biệt bởi trong đời sống pháp luật có rất nhiều chủ thể khác nhau. Người đại diện cho tất cả những chủ thể này cần là một con người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật.

Người đại diện theo ủy quyền bao gồm:

+ Đại diện theo ủy quyền của cá nhân

+ Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân

+ Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015: “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

4. Một số quy định khác cần lưu ý khi người ủy quyền thực hiện việc ủy quyền

4.1 Căn cứ ủy quyền

 Căn cứ uỷ quyền sẽ được căn cứ dựa vào quy định tại các Luật sau đây:

- Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ ủy quyền thực hiện các giao dịch dân sự, quyền ủy quyền của cá nhân, tổ chức,…

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về căn cứ ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ, con,…

- Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,…

4.2 Phạm vi ủy quyền

Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi ủy quyền như sau: 

- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

4.3 Thời hạn ủy quyền

Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền được xác định như sau:

Trong trường hợp giấy ủy quyền không xác định thời hạn ủy quyền thì sẽ xác định như sau:

- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

5. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến người ủy quyền

5.1. Người ủy quyền có nghĩa vụ trả thù lao cho người được ủy quyền không?

Khoản 2, Điều 566 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền: “Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.”

Khoản 3, Điều 567 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Như vậy, bên được ủy quyền sẽ được hưởng thù lao từ bên ủy quyền sau khi kết thúc công việc ủy quyền nếu như hai bên có thỏa thuận trước.

5.2 Bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đi công chứng thì phải làm gì?

Pháp luật hiện hành quy định khi thực hiện thủ tục công chứng thì cần sự có mặt của cả hai bên. Do đó, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đi công chứng thì hai bên có thể thực hiện công chứng lần lượt.

Cụ thể, khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

5.3 Người được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

Xuất phát từ mục đích của việc ủy quyền là người được uỷ quyền sẽ thực hiện công việc của bên ủy quyền. Nếu vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được bên uỷ quyền giao phó. Pháp luật cho phép bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác theo khoản 1 Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 trong các trường hợp sau đây:

- Có sự đồng ý của bên ủy quyền: đây là các trường hợp có thể vì lý do chủ quan mà bên được ủy quyền không thể thực hiện các công việc được bên ủy quyền giao phó, nhưng bên ủy quyền cũng không có điều kiện để ủy quyền cho người khác. Với trách nhiệm của mình, bên được ủy quyền giúp bên ủy quyền chọn một người khác đáng tin cậy để ủy quyền lại và được bên ủy quyền đồng ý.

- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thông thường bên được ủy quyền sẽ khó có thể thực hiện được công việc của mình, trong trường hợp này bên được ủy quyền miễn trách nhiệm dân sự.

Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của bên uỷ quyền và đảm bảo công việc được thực hiện thì bên được ủy quyền hoàn toàn có thể ủy quyền lại cho người khác thay mình thực hiện đã nhận.

5.4 Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất có vô hiệu khi người ủy quyền chết hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 thì chỉ trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, mà hợp đồng do chính cá nhân đó thực hiện thì hợp đồng chấm dứt. Trong quan hệ nghĩa vụ, nếu bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế thì sẽ là một trong những căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. Được hiểu, trường hợp nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân có quyền, mà cá nhân này chết thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.  

Như vậy, khi người ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất sẽ đương nhiên bị chấm dứt. Nguyên nhân do hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng dân sự, và hợp đồng dân sự chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết.

5.5 Người ủy quyền có được bán nhà đất khi đã ký hợp đồng ủy quyền cho người khác thực hiện không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.” như vậy người sử dụng đất có quyền ủy quyền cho ngưởi khác xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự.

Điều 562 BLDS 2015 có quy định như sau về hợp đồng ủy quyền:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Trong đó, hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản phải được công chứng và trong hợp đồng sẽ thể hiện rõ việc người được ủy quyền có quyền thay người sử dụng đất thực hiện các giao dịch như tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất… và nghĩa vụ của người ủy quyền được pháp luật quy định như sau (căn cứ Điều 567 BLDS 2015):

 - Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc

 - Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Như vậy, pháp luật không cấm trong thời gian hợp đồng ủy quyền có hiệu lực thì người ủy quyền không được thực hiện các giao dịch dân sự với bất động sản đó. Có nghĩa rằng, khi có hợp đồng ủy quyền người có quyền sử dụng đất vẫn được trực tiếp bán đất nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá