Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 (Cánh diều): Bài tập Chủ đề 11 trang 199

340

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài tập (Chủ đề 11) chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài tập (Chủ đề 11)

Bài tập 1 trang 199 KHTN 9: Hình 1 thể hiện hai phân tử DNA được tạo ra sau quá trình tái bản. Mạch DNA màu xanh thể hiện mạch DNA mẹ truyền cho. Mạch DNA màu đỏ thể hiện mạch mới được tổng hợp. Cho biết trong 4 hình la, 1b, 1c, 1d, hình nào thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Giải thích.

Hình 1 thể hiện hai phân tử DNA được tạo ra sau quá trình tái bản

Trả lời:

- Trong 4 hình trên, hình 1c thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.

- Giải thích: Trong quá trình tái bản DNA, nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện khi phân tử DNA con được tạo ra chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp. Mà trong hình 1, chỉ có phân tử DNA trong hình c là chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp.

Bài tập 2 trang 199 KHTN 9: Gene trước và sau khi đột biến phiên mã tạo ra mRNA ban đầu và mRNA đột biến có trình tự như sau:

Trình tự mRNA ban đầu: 5'- AUG CCG GCG AUU ACA -3'.

Trình tự mRNA đột biến: 5'- AUG CCU ACG ACU UCA -3'.

a) Xác định trình tự gene ban đầu và gene đột biến.

b) Xác định loại đột biến gene.

c) Dựa vào bảng mã di truyền, xác định số lượng amino acid bị thay đổi khi gene bị đột biến.

Trả lời:

a) Xác định trình tự gene ban đầu và gene đột biến.

- Trình tự gene ban đầu sẽ khớp bổ sung với trình tự mRNA ban đầu → Trình tự gene ban đầu: 3'- TAC GGC CGC TAA TGT -5'.

- Trình tự gene đột biến sẽ khớp bổ sung với trình tự mRNA đột biến → Trình tự gene đột biến: 3'- TAC GGA TGC TGA AGT -5'.

b) Loại đột biến gene là đột biến thay thế. Đột biến thay thế này xuất hiện ở cả 4 bộ ba liên tiếp sau bộ ba mở đầu.

c)

- Trình tự mRNA ban đầu: 5'- AUG CCG GCG AUU ACA -3' → Trình tự amino acid tương ứng: Met – Pro – Ala – Ile – Thr.

- Trình tự mRNA đột biến: 5'- AUG CCU ACG ACU UCA -3' → Trình tự amino acid tương ứng: Met – Pro – Thr – Thr – Ser.

→ Số lượng amino acid bị thay đổi khi gene bị đột biến là: 3.

Bài tập 3 trang 199 KHTN 9: Một học sinh quan sát quá trình nguyên phân của các tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ cây hành ta và chụp được hình 2 qua camera gắn với kính hiển vi. Xác định kì phân bào của tế bào được khoanh tròn trong hình 2.

Một học sinh quan sát quá trình nguyên phân của các tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ cây hành ta

Trả lời:

Ở tế bào được khoanh tròn, các nhiễm sắc thể đang phân li di chuyển về 2 cực của tế bào → Tế bào này đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

Bài tập 4 trang 199 KHTN 9: Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể.

Trả lời:

- Sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene:

Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể

- Sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến nhiễm sắc thể:

Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể

Bài tập 5 trang 199 KHTN 9: Ở đậu hà lan, hoa tím trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Cho cây bố mẹ thuần chủng (P1) hoa tím, hạt nhăn lai với (P2) hoa trắng, hạt trơn thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được các cá thể F2. Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ cá thể mang kiểu gene đồng hợp ở F2.

Trả lời:

- Quy ước gene: A quy định hoa tím >> a quy định hoa trắng; B quy định hạt trơn >> b quy định hạt nhăn.

- Xác định kiểu gene của P: P1 là cây hoa tím, hạt nhăn thuần chủng → Kiểu gene của P1 là AAbb; P2 là cây hoa trắng, hạt trơn thuần chủng → Kiểu gene của P2 là aaBB.

- Ta có sơ đồ phép lai:

Ptc: AAbb (hoa tím, hạt nhăn) × aaBB (hoa trắng, hạt trơn)

GP: Ab aB

F1: AaBb (100% hoa tím, hạt trơn)

F1 tự thụ phấn: AaBb (hoa tím, hạt trơn) × AaBb (hoa tím, hạt trơn)

GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

F2:

+ Tỉ lệ kiểu gene: 1/16 AABB : 2/16 AaBB : 2/16 AABb : 4/16 AaBb : 1/16 AAbb

: 2/16 Aabb : 1/16 aaBB : 2/16 aaBb : 1/16 aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 9/16 hoa tím, hạt trơn : 3/16 hoa tím, hạt nhăn

: 3/16 hoa trắng, hạt trơn : 1/16 hoa trắng, hạt nhăn

- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gene đồng hợp ở F2 là:

1/16 AABB + 1/16 AAbb + 1/16 aaBB + 1/16 aabb = 4/16 = 1/4.

Bài tập 6 trang 199 KHTN 9: Hệ nhóm máu ABO do 3 allele IA, IB, i quy định. Trong đó, nhóm máu A có thể có 2 kiểu gene IAIA, IAi quy định, nhóm máu B có thể do hai kiểu gene IBIB, IBi quy định, nhóm máu AB do kiểu gene IAIB quy định, nhóm máu O do kiểu gene ii quy định. Trong một gia đình, người bố nhóm máu A, người mẹ nhóm máu B sinh ra người con nhóm máu O. Xác định kiểu gene của ba người trên. Viết sơ đồ lai.

Trả lời:

- Xác định kiểu gene của 3 người trên:

+ Người con có nhóm máu O → Kiểu gene của người con là ii.

+ Người bố nhóm máu A nên người bố có ít nhất 1 allele IA, người mẹ nhóm máu B nên người mẹ có ít nhất 1 allele IB. Mà cặp vợ chồng này sinh ra người con nhóm máu O (ii) nên mỗi người bố và mẹ đều phải chứa ít nhất 1 allele i. Vậy kiểu gene của người bố là IAi, kiểu gene của người mẹ là IBi.

- Ta có sơ đồ phép lai:

P: IAi (nhóm máu A) × IBi (nhóm máu B)

GP: IA, i IB, i

F1:

+ Tỉ lệ kiểu gene: 1/4 IAIB : 1/4 IAi : 1/4 IBi : ¼ ii

+ Tỉ lệ kiểu hình: 1/4 nhóm máu AB : 1/4 nhóm máu A

: 1/4 nhóm máu B : 1/4 nhóm máu O

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Bài tập (Chủ đề 11)

42. Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

43. Cơ chế tiến hoá

44. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

Bài tập (Chủ đề 12)

Đánh giá

0

0 đánh giá