Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 42 (Cánh diều): Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

268

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

Mở đầu trang 200 Bài 42 KHTN 9: Quan sát hình 42.1 và mô tả những đặc điểm giống nhau giữa ba loài động vật. Vì sao ba loài động vật đó có nhiều đặc điểm giống nhau?

Quan sát hình 42.1 và mô tả những đặc điểm giống nhau giữa ba loài động vật

Trả lời:

- Những điểm giống nhau giữa ba loài động vật trên: cơ thể có kích thước lớn, có lông dày bao phủ toàn thân, đầu tròn, có tai nhỏ trên đỉnh đầu, có ria mép, răng nanh phát triển, thân dài, di chuyển bằng 4 chân, có đuôi,…

- Ba loài động vật trên có nhiều đặc điểm giống nhau là vì chúng được tiến hóa từ cùng một tổ tiên ban đầu.

Câu hỏi 1 trang 200 KHTN 9: Quan sát hình 42.2, cho biết sự thay đổi tỉ lệ cá thể bướm màu sáng và màu tối ở quần thể bướm đêm.

Quan sát hình 42.2, cho biết sự thay đổi tỉ lệ cá thể bướm màu sáng và màu tối ở quần thể bướm đêm

Trả lời:

Sự thay đổi tỉ lệ cá thể bướm màu sáng và màu tối ở quần thể bướm đêm:

- Trước cách mạng công nghiệp, thân cây không bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu sáng.

- Trong cách mạng công nghiệp, thân cây bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu tối.

Câu hỏi 2 trang 201 KHTN 9: Quan sát hình 42.3, nêu tiêu chí chọn lọc và mô tả quá trình chọn lọc nhân tạo ở gà.

Quan sát hình 42.3, nêu tiêu chí chọn lọc và mô tả quá trình chọn lọc nhân tạo ở gà

Trả lời:

- Tiêu chí chọn lọc là: kích thước, trọng lượng lớn.

- Quá trình chọn lọc nhân tạo ở gà: Ban đầu, trong quần thể gà có nhiều biến dị về tính trạng kích thước và trọng lượng cơ thể. Con người đã chủ động chọn lọc những con gà có kích thước, trọng lượng lớn để làm giống, đồng thời, loại bỏ những có gà có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn. Trải qua nhiều thế hệ, đặc điểm kích thước và trọng lượng cơ thể lớn ngày càng được tăng cường và giống gà có kích thước và trọng lượng lớn được tạo thành.

Câu hỏi 3 trang 201 KHTN 9: Quan sát hình 42.4 và hình 42.5, cho biết một số giống gà, giống rau được tạo ra do chọn lọc theo đặc điểm nào, đáp ứng nhu cầu gì của con người.

Quan sát hình 42.4 và hình 42.5, cho biết một số giống gà, giống rau được tạo ra do chọn lọc theo đặc điểm nào

Quan sát hình 42.4 và hình 42.5, cho biết một số giống gà, giống rau được tạo ra do chọn lọc theo đặc điểm nào

Trả lời:

Giống

Đặc điểm chọn lọc

Nhu cầu của con người

Gà chọi

Sức mạnh dẻo dai

Dùng để thi thấu chọi gà

Gà tre tân châu

Bộ lông đẹp

Dùng để làm cảnh

Gà đông tảo

Đôi chân to, thịt thơm ngon

Dùng để làm thực phẩm

Bắp cải tí hon

Chồi nách phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Su hào

Thân phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Bắp cải

Chồi ngọn phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Súp lơ

Hoa phát triển

Dùng để làm thực phẩm

 

Câu hỏi 4 trang 202 KHTN 9: Quan sát hình 42.6 và giải thích vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của quần thể chuột.

Quan sát hình 42.6 và giải thích vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của quần thể chuột

Trả lời:

Quần thể chuột ban đầu gồm cả những con chuột có lông màu sáng và lông màu tối. Những con chuột lông màu tối ngụy trang tốt hơn nên ít bị các loài săn mồi phát hiện và tấn công. Sau nhiều thế hệ, từ quần thể chuột ban đầu hình thành nên quần thể chuột có kiểu hình lông màu tối chiếm ưu thế.

→ Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của quần thể chuột: Chọn lọc tự nhiên đã giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi (lông màu tối) và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại (lông màu sáng), từ đó gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi (lông màu tối) trong quần thể qua các thế hệ. Kết quả giúp kiểu hình có lợi (lông màu tối) trở nên phổ biến hơn trong quần thể.

Luyện tập trang 203 KHTN 9: Quan sát hình 42.7 và phân tích sự phù hợp giữa hình thái mỏ với chế độ thức ăn của một số loài chim sẻ Darwin.

Quan sát hình 42.7 và phân tích sự phù hợp giữa hình thái mỏ với chế độ thức ăn của một số loài chim sẻ Darwin

Trả lời:

Sự phù hợp giữa hình thái mỏ với chế độ thức ăn của một số loài chim sẻ Darwin:

- Chim chích xanh có mỏ dài và nhọn thích nghi với việc bắt côn trùng.

- Chim chích xám có mỏ dài, nhọn nhưng kích thước lớn hơn chim chích xám thích nghi với việc bắt côn trùng có kích thước lớn hơn.

- Chim sẻ chay có mỏ hình nón, ngắn thích nghi với việc ăn chồi, lá non.

- Chim sẻ đất nhỏ có mỏ ngắn và tù, kích thước nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước nhỏ.

- Chim sẻ đất vừa có mỏ ngắn và tù nhưng kích thước lớn hơn chim sẻ đất nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước lớn hơn.

Vận dụng trang 203 KHTN 9: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của chó sói và một số giống chó nuôi. Theo em, vì sao chó sói có những đặc điểm khác chó nuôi và có nhiều giống chó nuôi khác nhau?

Trả lời:

- Đặc điểm hình thái của chó sói và một số giống chó nuôi:

+ Chó sói: đôi tai dựng đứng; răng sắc nhọn; mõm nhọn; đôi mắt khá dò xét; chân dài; đuôi dài; trọng lượng và kích thước của một con chó sói có thể khác nhau rất nhiều tùy vào nơi chúng sinh sống, chiều cao thay đổi từ 0,6 đến 0,95 mét, cân nặng dao động từ 20 đến 62kg;…

+ Chó Béc giê Đức (German Shepherd): hình dáng tao nhã; đôi tai dài trên chiếc đầu rất linh hoạt; bốn chân chắc khoẻ, nhanh nhẹn; lông màu đen nâu, đen vàng, đen xám,...; thân hình cao vừa phải 57 - 62cm, con cái thấp hơn một chút, nặng 35 - 40kg;…

+ Chó Ngao Ý (Neopolitan Mastiff): bề ngoài hung dữ; đầu to và nhiều nếp nhăn lớn đến tận cổ; lông ngắn dày có màu đen, xám hoặc nâu vàng, đôi khi có màu trắng ở bàn chân; mắt có màu phù hợp với màu lông; chiều cao con đực khoảng 65 - 75cm, con cái 60 - 70cm, nặng tới 70kg;…

+ Chó xù Bắc Kinh: ngoại hình nhỏ, dài từ 40 - 50cm, cao 20 - 25cm, nặng 5 - 6kg; bộ lông dài trắng lượn sóng phủ kín toàn thân, xung quanh mõm nâu hoặc đen; đầu nhỏ; tai cụp; mũi gầy; bốn chân lông xù dài như đi ủng;…

+ Chó Chihuahua: tầm vóc rất nhỏ, chỉ nặng 2,1 - 2,7kg, cao 16 - 20cm, dài 30cm; bộ lông có màu vàng sẫm hoặc nâu nhạt nhưng tai, mõm thường có màu sẫm hơn; mõm dài; tai dài dựng đứng; bụng thon nhỏ; chân mảnh chắc, đuôi ngắn;…

- Chó sói có những đặc điểm khác chó nuôi vì điều kiện sống của chó sói khác chó nuôi dẫn đến chó sói được chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng khác với chó nuôi (khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt), dần dần dẫn đến hình thành những đặc điểm riêng biệt.

- Có nhiều giống chó nuôi khác nhau vì con người tiến hành chọn lọc nhân tạo theo nhiều nhu cầu khác nhau như làm cảnh, giữ nhà, đi săn,… khiến chúng tích lũy những đặc điểm khác nhau, dần dần dẫn đến hình thành nên nhiều giống chó từ một vài loài hoang dại ban đầu.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Bài tập (Chủ đề 11)

42. Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

43. Cơ chế tiến hoá

44. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

Bài tập (Chủ đề 12)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá